Có một thí nghiệm nổi tiếng như sau: Giả sử có một tờ giấy thông thường dày 0,04 mm, ta gấp đôi nó lại, rồi tiếp tục gấp lại 64 lần. Như vậy, tờ giấy này sẽ cao bao nhiều? Nhiều người nghĩ rằng, lớp giấy mỏng như vậy, gấp 64 lần thì nhiều nhất thì cao được tới vài tầng.
Thực tế, dù là một mảnh giấy mỏng, khi gấp đôi 64 lần nó có chiều cao tới 1.660.206.960 km. Đây chính là sức mạnh của tư duy lãi suất kép, tức là: Làm điều A sẽ dẫn đến kết quả B; và kết quả B sẽ củng cố A và tiếp tục như vậy mãi.
Điều này cũng giống như lúc ta bắt đầu làm việc gì đó, mọi thứ không thể vận hành trơn tru ngay từ khởi đầu. Nhiều người nỗ lực đến một nửa chặng đường, vì mệt mỏi quá nên bỏ cuộc. Thế nhưng họ không biết rằng, mình đã từ bỏ vào thời cơ chín muồi, chỉ cách thành công không quá xa xôi. Vì thế, muốn ngồi ở vị trí không ai ngồi được, nhất định phải ghi nhớ 3 quy tắc dẫn lối thành công này:
Quy tắc cây tre: Nhẫn nại, kiên trì
Trong 4 năm đầu tiên, cây tre chỉ phát triển được khoảng 3cm. Thế nhưng, bắt đầu tư năm thứ 5, nó phát triển với tốc độ chóng mặt, lên tới 30 cm mỗi ngày, sau 6 tuần thì cao tới 15 mét. Thực tế, trong 4 năm đầu, tre dành thời gian để vươn rễ xuống những tầng đất sâu nhất.
Làm người cũng như vậy, và làm việc gì cũng như vậy. Cuộc sống cần có sự tích lũy, đừng nghĩ rằng ta chưa được đền đáp công sức và nỗ lực. Thực ra, đó mới là gốc rễ của thành công, sau cùng thành quả nhận được sẽ giá trị hơn trải qua sự cố gắng và kiên trì.
Quy tắc ve sầu: Chịu đựng cô đơn và khổ sở
Ve sầu sống dưới lòng đất tối 3 năm, có loài còn sống tận 17 năm, lớn lên nhờ nước từ rễ cây. Sau nhiều năm ròng rã ẩn sâu dưới đất, chúng đợi đến một ngày nọ của mùa hè rồi lột xác và trưởng thành.
Định luật ve sầu có nghĩa là, càng gần với thành công, áp lực càng lớn và ta càng phải kiên trì. Muốn chạm tới một tương lai tươi sáng, ta phải trải qua những ngày nằm gai nếm mật, chịu cô đơn và khổ sở, nhưng tuyệt đối không được bỏ cuộc. Cuộc sống là một quá trình lâu dài và gian khổ, không phải chỉ cứ "há miệng chờ sung" là được. Để sống một cuộc sống như mơ ước, trước tiên cần phải làm việc chăm chỉ.
Quy tắc cửa sổ vỡ: Nghiêm khắc với bản thân
Năm 1969, nhà tâm lý học Philip Sinbad tại Đại học Stanford đã thực hiện một thí nghiệm thú vị. Ông đặt ra 2 chiếc xe giống hệt nhau, đỗ chúng ở các dãy nhà khác nhau. Ông tháo biển số của một chiếc, rồi dùng búa đập một lỗ trên kính ô tô. Sau đó, chiếc ô tô bị vỡ kính đã biến mất sau vài giờ.
Dựa trên thí nghiệm này, các nhà tâm lý học đã đưa ra lý thuyết "hiệu ứng cửa sổ vỡ". Có nghĩa là, nếu cửa sổ của một ngôi nhà bị hỏng và không có ai sửa chữa chúng, thì những cửa sổ khác sẽ bị hỏng bằng cách nào đó ngay sau đó. Hoặc nếu một số hình vẽ bậy trên tường không được làm sạch, bức tường nhanh chóng bị vẽ bậy kín mín. Ở một nơi sạch sẽ, thoạt đầu người ta sẽ xấu hổ khi vứt rác, nhưng một khi rác đã xuất hiện, người ta sẽ vứt rác bừa bãi mà không do dự.
Hiểu một cách đơn giản, mọi người đều cố gắng bảo vệ những điều tốt đẹp. Thế nhưng, một khi những điều tốt đẹp có dấu hiệu xấu đi, người ta sẽ vô tình hoặc cố ý khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Đây là lý thuyết cơ bản của "thuyết cửa sổ vỡ". Khi một người cho phép mình có lần sai phạm đầu tiên, thì chắc chắn sẽ có vô số lần tương tự sau này.
Thành công là một khái niệm mở, nhưng cũng rất đơn giản để có được nó. Ta chỉ cần kiên trì hơn khi người khác bỏ cuộc, nghiêm túc hơn khi người khác chểnh mảng, dũng cảm khi người khác gặp khó khăn bởi được và mất, cuối cùng ta sẽ có được chiến thắng.
(Theo Abolouwang)