Quy tắc “giữ lương” của mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mới cưới được 3 ngày tôi đã phải thu dọn quần áo bỏ về nhà mẹ đẻ vì không thể ngấm được quy tắc “giữ lương” của mẹ chồng.

Quy tắc “giữ lương” của mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mới cưới được 3 ngày tôi đã phải thu dọn quần áo bỏ về nhà mẹ đẻ vì không thể ngấm được quy tắc “giữ lương” của mẹ chồng.

Từ khi tôi và chồng yêu nhau, bố mẹ tôi tỏ ra không đồng ý người con rể này. Theo lời bố mẹ, anh là kiểu “con trai ngoan của mẹ”, còn mẹ anh là kiểu người khó tính. Ngày ấy yêu nhau tôi chỉ thấy toàn tính tốt của anh, nên không mấy để tâm đến lời phàn nàn của bố mẹ. Lúc đó, tôi ngây thơ nghĩ rằng mình lấy chồng là lấy anh, chứ có lấy gia đình anh đâu, bố mẹ anh tốt hay xấu không liên quan gì đến tôi.

Thế là trong sự ngây thơ mù quáng đó tôi nhận lời cầu hôn của anh, mang theo căn nhà bố mẹ cho làm của hồi môn, rình rang lên xe hoa về nhà chồng. Họ hàng nhà chồng ai nấy đều khen tôi hiền lành, có tướng vượng phu. Duy chỉ có mẹ chồng tôi là luôn miệng đắc ý, bảo là con trai của bà giỏi giang, không tốn xu nào mà cưới được cô con gái rượu nhà giàu.

Sự đắc ý của mẹ chồng khiến bố mẹ tôi khó chịu vô cùng. Trong lòng tôi khi ấy cũng lấn cấn, nhưng vì đám cưới đã diễn ra rồi và nghĩ sau này vợ chồng tôi sẽ ra ở riêng, không va chạm với mẹ chồng nên vẫn vui vẻ để đám cưới diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.

Nhưng chỉ 3 ngày sau đó, một yêu cầu của mẹ chồng đã khiến tôi trở tay không kịp. Hôm ấy, khi chúng tôi đang chuẩn bị về nhà ngoại rồi đi hưởng tuần trăng mật thì mẹ chồng đến nhà, bà nhìn xung quanh một lượt rồi cảm thán: “Vẫn là cưới con một sướng, vừa có nhà vừa có xe”. Lời nói của mẹ chồng khiến tôi cảm thấy không thoải mái. Những lời tiếp theo của bà lại càng khiến tôi chẳng có tâm trí nào nghĩ đến việc trăng mật nữa.

“Giờ con đã về làm dâu rồi thì nên biết nhà mình có quy tắc lương của con dâu phải nộp cho mẹ chồng giữ, con xem khi nào thì đưa lương cho mẹ giữ nhé”, mẹ chồng nói.

Tôi ngỡ ngàng nhìn chồng, anh lại im lặng không nói gì. Thấy tôi vẫn chưa trả lời, bà có vẻ sốt ruột liền nói tiếp: “Mẹ giữ lương cũng là vì lo cho 2 đứa mới cưới chưa biết lo toan lại tiêu xài phung phí, sau này có con lại khổ”. Mẹ chồng còn dặn dò, bảo tôi yên tâm, bà giữ giúp chứ sẽ không động đến một đồng nào trong đó. Lời giải thích của mẹ chồng càng khiến tôi thêm suy nghĩ.

Tôi đi làm bao năm nay chưa từng đưa lương cho bố mẹ giữ, tại sao mới cưới được 3 ngày đã phải nộp cho mẹ chồng? Tôi hỏi lại mẹ chồng: “Vậy em dâu cũng nộp lương cho mẹ ạ?”. Mẹ chồng có vẻ lúng túng bảo: “Nó có 2 đứa con, lo toan nhiều thứ nên không cần nộp”. Nghe vậy, tôi không vui trong lòng, em dâu về nhà chồng bao năm chưa từng nộp lương tại sao tôi lại phải nộp? Mẹ chồng đang bắt nạt dâu mới sao?

Tôi kiên quyết nói với mẹ chồng rằng tiền tôi làm ra, tôi tự giữ được, tự biết sắp xếp chi tiêu cho hợp ý. Nghe thế, mẹ chồng cáu giận nói với tôi: "Con không đưa tiền thì bố mẹ lấy gì chi tiêu?". Tôi nghe mà sửng sốt. Thế trước khi tôi về làm dâu thì bố mẹ chồng sống bằng gì?

Tôi biết mình là dâu trưởng, sau này phải có trách nhiệm với bố mẹ chồng, nhưng tôi vừa mới chân ướt chân ráo về nhà chồng chưa được mấy ngày đã đặt nặng cho tôi vấn đề này khiến tôi rất bức xúc.

Tôi quay sang chồng, định nhờ anh phân xử giúp. Ngờ đâu anh lại bảo: "Vợ à, hay em cứ nghe lời mẹ đi. Chúng ta còn trẻ chưa biết tính toán tiền nong, mẹ cầm giữ giúp cũng được mà, ông bà lớn tuổi rồi cũng chẳng chi tiêu gì nhiều đâu. Trước giờ bố mẹ sống tiết kiệm lắm".

Lời chồng nói khiến tôi càng ứa máu. Tôi lạnh lùng nhìn chồng rồi quay vào phòng thu dọn quần áo. Lúc kéo vali ra ngoài, tôi nói: "Vậy con về nhà mẹ đẻ, anh cũng về ở với mẹ anh đi, căn nhà này con sẽ bán hoặc cho thuê".

Đúng vậy, tôi mới cưới 3 ngày đã nghĩ đến chuyện ly hôn. Thà ly hôn còn hơn sống cả đời trong một gia đình nhà chồng vô lý như vậy. Tôi lại càng không thể sống với một người chồng không rõ ràng, không biết bảo vệ vợ, chỉ một mực nghe theo lời mẹ. Bây giờ tôi mới nhận ra bố mẹ nhìn người chỉ có chuẩn chứ không sai…

Xem thêm: Cha già con cọc vẫn vui – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm