Năm tôi 3 tuổi, mẹ tôi qua đời vì bạo bệnh, tôi lớn lên trong tình yêu thương của ba và ông bà nội ngoại. Ba tôi hiền lắm, ông bị mất một tay sau một tai nạn lao động nên ngày bé tôi thường bị bạn bè trêu chọc vì có ba cụt tay.
Sau khi mẹ mấy, ba không đi bước nữa mà ở vậy nuôi tôi. Ba tôi cao ráo trông như thư sinh, lại hiền lành tốt tính nên được nhiều người yêu mến. Trong làng cũng có vài mối đến ngỏ ý nhưng ba không chịu. Tôi biết ba là người nặng nghĩa, dù mẹ qua đời đã lâu nhưng ông không quên được bà.
Khi yêu và lấy chồng, tôi thường tự nhủ bản thân vô cùng may mắn, hạnh phúc khi chồng cũng là người nặng tình nặng nghĩa, hết lòng yêu vợ. Chuyến đi về nhà chồng càng khiến tôi cảm nhận rõ hơn niềm hạnh phúc mà tôi may mắn có được này.
Chúng tôi cưới nhau cách đây 3 tháng, nhưng sau hôn lễ vợ chồng lại tất bật với công việc trên thành phố nên mãi mới sắp xếp được thời gian để về quê chồng. Đây là lần đầu tiên sau cưới tôi chính thức về nhà chồng, trên đường đi tôi thấy vô cùng lo lắng, hồi hộp, không biết ba mẹ chồng có dễ sống chung hay không, có thương yêu tôi hay không?
Ngay khi về tới quê chồng tôi mới thấy tất cả lo lắng của mình là thừa thãi. Mẹ chồng đón chúng tôi từ cổng, cười hiền bảo chúng tôi vào nhà nghỉ ngơi cho khỏe, hoặc ngồi chơi nói chuyện với mọi người, không phải lo lắng chuyện cơm nước. Bà thương chúng tôi đi đường dài vất vả, mệt nhọc.
Nhìn cách cư xử chân thành của mẹ chồng tôi cũng phần nào yên tâm trong lòng. Tôi ra vườn hái chút rau vào để nấu cùng bà, nhưng bà một mực bảo tôi ra khỏi bếp cho khỏi nóng. Tôi không chịu thì mẹ lại bảo tiếp: “Nếu con thấy ngại thì ngồi lại đây nói chuyện với mẹ không thì bảo chồng đưa sang thăm họ hàng, làng xóm”.,
Tôi nghe lời bà, lên nhà trên rủ chồng sang nhà bà con gần đó thăm hỏi. Khi quay về nhà tôi mấy mâm cơm nóng hổi đã được đặt sẵn trên bàn. Trên mâm còn có món canh cua đồng mồng tơi mà tôi cực kỳ thích. Càng bất ngờ hơn khi tôi biết ba chồng vốn bị dị ứng với cua, tôm đồng.
Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm của mẹ chồng trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ. Đối với tôi, đó không chỉ là một bữa ăn, mà còn là một món quà, một hành động đầy ý nghĩa xuất phát từ tấm lòng yêu thương từ mẹ chồng.
Lúc đó, cảm xúc trong tôi đột nhiên dâng trào. Tôi vừa chan bát canh cua vừa rơi nước mắt. Mọi người thấy vậy, nghĩ tôi bị mệt, hay ấm ức chuyện gì nên ai nấy đều dừng đũa lại hỏi han. Khi nghe tôi kể lý do khiến tôi xúc động cả nhà lại nhìn nhau bật cười. Tôi chợt thấy bao cảm giác lo lắng lúc trước bay đâu hết.
Tôi cảm thấy mình đã học được nhiều hơn về tình yêu thương, cũng như cảm nhận rõ hơn được sự quan tâm của gia đình chồng. Tôi thấy mình thật sự vô cùng may mắn.
Xem thêm: Công sinh không bằng công dưỡng – Câu chuyện nhân văn cảm động