Dạy dỗ con dâu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn con dâu ngoan hiền, nhìn gia đình ngày càng hạnh phúc, bà Mai càng tin tưởng  việc dạy dỗ của mình là đúng đắn, chân thành sẽ đổi lại chân thành.

Dạy dỗ con dâu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn con dâu ngoan hiền, nhìn gia đình ngày càng hạnh phúc, bà Mai càng tin tưởng  việc dạy dỗ của mình là đúng đắn, chân thành sẽ đổi lại chân thành.

Từ một đứa con dâu ăn nói bồ bã, Thụy dần dần thay đổi tính nết, nền nã, dịu dàng hơn. Nhưng để có được kết quả ấy là cả một quá trình dài nỗ lực của bà Mai. Bây giờ, ai tới nhà cũng khen Thụy hết lời, rằng bà Mai là mẹ chồng tốt số, có cô con dâu bao người mơ ước. họ cho rằng đời này ít nàng dâu nào chịu sống chung với mẹ chồng, biết quán xuyến nhà cửa, biết nghe lời mẹ chồng lại còn làm ra tiền.

Ngày mới về nhà chồng, con dâu gọi con trai bằng “nó” khiến bà Mai nghe mà choáng váng. Dù con trai bà nhỏ hơn vợ 1 tuổi, nhưng đã là vợ chồng thì phải xưng anh gọi em. Được bà nhắc nhở mãi một thời gian dài con dâu mới sửa được cách xưng hô này.

Lúc mới về làm dâu, Thụy chưa có công việc làm ổn định nhưng rất “chịu chi”, tiêu xài hoang phí, thích gì là mua nấy. Đồ ăn đặt trên mạng, về ăn 1-2 miếng thấy không ngon miệng là Thụy đổ đi không thương tiếc. Quần áo, giày dép, túi xách ngày nào cũng có ship tới nhà giao. Thụy mắc bệnh ưa mua sắm, bà Mai biết nhưng sợ nói thẳng ra con dâu sẽ tự ái. Để làm gương cho con một thời gian dài bà giành đi chợ. Bà vẫn mua thức ăn ngon nhưng chỉ mua vừa đủ dùng. Mỗi khi vào bếp bà lại kéo con dâu vào để hai mẹ con cùng làm, bà hướng dẫn con dâu làm từ những việc đơn giản nhất như rửa rau, gọt dưa, pha nước chấm. Khi con dâu thạo những việc này bà Mai lại hướng dẫn con nấu ăn. Bà rất tế nhị khi bày dạy con vì biết tính con dâu không thích nói nhiều, không thích mẹ chồng dùng quyền uy bắt buộc.

Con dâu bà có một tật xấu là mỗi khi giận dỗi chồng là lại đòi ly hôn. Biết dâu là con út trong nhà được cưng chiều lại học hành nhiều hơn chồng, có tư tưởng phóng khoáng nên bà luôn mềm mỏng, đứng về phía con dâu, nhất là khi hai vợ chồng con giận nhau. Bà vừa bênh con dâu, vừa thỏ thẻ giải thích, vừa chày “chiêu” cho con: “Con có con cái, có gia đình 2 bên ủng hộ, nhiệm vụ của con là sống cho vui, cho tốt để lo cho bản thân và các con, hiếu thuận với cha mẹ hai bên, đừng để mắt tới chồng nhiều quá mà khiến mình bất an, tiều tụy. Chừng nào có bằng chứng chồng con ngoại tình rõ ràng, mẹ nhất định sẽ cùng con giải quyết”.

Thương con trai nên bà cố gắng dạy bày với niềm tin một ngày con dâu sẽ hiểu và thương bà. Bà không nản khi phải sống chung với cô con dâu mà mọi sinh hoạt, nói năng đều đối lập với nếp sống của gia đình bà. Rồi một ngày con sẽ biết nhập gia tùy tục.

Âm thầm rèn giũa con dâu 3 năm, bà Mai cũng đã được đền đáp. Thụy bây giờ xem bà Mai như mẹ ruột của mình, cái gì cũng hỏi ý kiến mẹ, đi đâu cũng trình thưa rõ ràng. Viên ngọc thô nhờ được mài giũa đúng cách đã bắt đầu tỏa sáng lấp lánh. Ai cũng khen Thụy hiếu thảo, biết nhường nhịn mẹ chồng. Nếu ngày trước bà không lấy kinh nghiệm làm mẹ, làm vợ để đồng cảm với con dâu mà chỉ lo trách móc, bới lỗi thì làm gì có được quả ngọt ngày hôm nay.

Người trong nhà biết chuyện đều bảo bà giỏi chịu đựng. Bà thì bảo, có đứa con dâu nào về sống chung với gia đình nhà chồng mà hòa hợp được ngay đâu. Con dâu chịu sống chung với mẹ chồng là đã giỏi rồi. Mình sống tệ với dâu thì nó ra riêng ngay, còn sống tốt thì con dâu nó sẽ hiểu, tôn trọng và muốn gắn bó với mình. Muốn con dâu trở thành người một nhà thì mọi thành viên trong gia đình phải vun vén để cô ấy tiến bộ, tự tin, thoải mái vui sống.

Xem thêm: Chị em tương tàn vì đòi chia nhà đất – Câu chuyện đáng suy ngẫm