Những điều thú vị về tượng Nữ thần Tự do
Đây là món quà Pháp tặng Mỹ vào năm 1886 nhằm kỷ niệm chiến thắng của Cách mạng Mỹ và việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Được khánh thành ngày 28/10/1886. Tượng có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia là một tấm đá phiến có khắc ngày độc lập của Mỹ.
Edouard de Laboulaye, người nghĩ ra ý tưởng về tượng Nữ thần Tự do hy vọng món quà sẽ truyền cảm hứng cho người Pháp đấu tranh vì dân chủ trước chế độ quân chủ hà khắc của Napoleon III.
Gustave Eiffel, người thiết kế tháp Eiffel cũng là người đứng đằng sau việc thiết kế “khung xương sống” của tượng Nữ thần tự do.
Khuôn mặt bức tượng được cho là theo khuôn mẫu mẹ của nhà điêu khắc Charlotte.
Phần đuốc của bức tượng đã được thay bằng vàng 24k vào năm 1984.
Du khách không thể nhìn thấy bàn chân bức tượng nhưng trên thực tế Nữ thần đang giẫm lên những xiềng xích bị đứt gãy, với bàn chân phải nâng lên, tượng trưng cho việc giải phóng khỏi áp bức và nô lệ.
Nữ thần Tự do trở thành biểu tượng hy vọng của người dân nhập cư nửa sau thế kỷ 19 với hơn 9 triệu người đổ về nước Mỹ. Bức tượng là thứ đầu tiên họ nhìn thấy khi thuyền cập bến vào bờ.
Năm 1984, bức tượng được đưa vào danh sách Di sản văn hóa của UNESCO.
Bức tượng được cho là hứng khoảng 600 tia sét mỗi năm kể từ ngày được xây dựng.
Có hai người đã tự tử bằng cách nhảy từ trên bức tượng xuống, vào năm 1929 và 1932, trong khi nhiều người khác đã nhảy và sống sót.
Bức tượng có nhiều bản sao trên thế giới, trong đó phải kể đến Pháp, Brazil, Trung Quốc…
Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9, bức tượng bị đóng cửa vì lý do an ninh. Năm 2004, lối đi bộ mới được mở trở lại và chỉ cho một số nhỏ du khách đi lên đỉnh vào năm 2009.
Bên trong ngọn đuốc của tượng Nữ thần Tự do có gì?
Từ khi khánh thành đến năm 1916, du khách có thể yêu cầu được tiếp cận vị trí ngọn đuốc, nhưng phải được phép từ người trông coi. Phần lớn mọi người đều bị từ chối vì đường lên vị trí cao nhất của bức tượng khá nguy hiểm. Lối lên duy nhất là một cầu thang hẹp, dài 12 m, và nếu được lên trên, phải có người đi cùng. Bên cạnh đó, cầu thang không đủ khoảng rộng để một người trèo lên và một người trèo xuống cùng lúc. Chỉ có thể một người trèo hẳn lên, và nhường chỗ cho người khác trèo xuống. Do đó, việc lên và xuống ngọn đuốc rất mất thời gian.
Khi lên hết cầu thang, bạn sẽ đến một căn phòng nhỏ, có lối để ra ban công. Tại đây, bạn có thể đứng ngắm toàn cảnh khu vực xung quanh cũng như vương miện của Nữ thần Tự do từ độ cao hơn 90 m. Một vấn đề phát sinh ở đây là ban công có lan can thấp, và khi đứng đó, du khách thường bị "đông cứng" vì độ cao và gió lớn, ngọn đuốc có thể đung đưa 7-14 cm. Không ít du khách leo đến khu vực này đã quá sợ hãi và quay ngược vào bên trong để xuống. Một số người thậm chí còn phải nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên để đưa xuống.
Ngày 30/7/1916, trong thời điểm diễn ra thế chiến thứ hai, các đặc vụ Đức đã cho nổ tung một bến tàu nối giữa đảo Black Tom và thành phố Jersey gần đó. Vụ nổ khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương, và làm ảnh hưởng đến các tòa nhà ở Quảng trường Thời đại, New York. Vụ nổ cũng làm hỏng ngọn đuốc của tượng Nữ thần Tự do. Và căn phòng bí mật bên trong ngọn đuốc này bị hư hỏng theo.
Hơn 100 năm sau đó, theoTravel & Leisure, căn phòng vẫn chưa mở cửa để đón khách du lịch. Những người được phép tiếp cận khu vực cấm là những người có nhiệm vụ hoặc đội bảo trì lên đó để thay đèn led khoảng 6-8 tháng một lần. Mọi người sẽ vào căn phòng này theo một hành lang bị khóa ở vị trí vai của bức tượng và nơi này được gắn camera giám sát để đảm bảo không ai có thể đột nhập vào để leo lên.
Ngày nay, "căn phòng bí mật" ở nơi cao nhất luôn là chủ đề nổi tiếng, được nhắc đến đầu tiên khi nói về tượng Nữ thần Tự do. Một trong những du khách từng đến tham quan bức tượng kể rằng mẹ ông khi ở độ tuổi đôi mươi đã cùng một người bạn gái leo lên ngọn đuốc này. "Mẹ tôi đã leo lên đỉnh cùng đôi giày cao gót của bà ấy", vị khách nay đã đến tuổi hưu trí nhớ lại.
Ý nghĩa của tượng Nữ thần Tự do
Tên đầy đủ của bức tượng là Liberty Enlightening the World (Nữ thần Tự do soi sáng thế giới). Vào một ngày sương mù ủ dột cuối tháng 10/1886, người New York đã ăn mừng tưng bừng khi chào đón tượng Nữ thần Tự do chính thức ra mắt công chúng. Lễ chào mừng này được tổ chức hoành tráng, với đủ nghi thức. Giữa những lời phát biểu, nhà điêu khắc người Pháp Frédéric-Auguste Bartholdi kéo sợi dây thừng để hạ quốc kỳ Pháp đang che trước mặt Nữ thần Tự do - bức tượng cao nhất thành phố thời ấy (93,1 m) từ bệ đỡ đến đỉnh ngọn đuốc.
Sáu tháng sau đó, một nhà báo đã đến thăm đảo Liberty và tiết lộ rằng nơi này rất ít khách. Nhưng ngày nay, nơi này đón ít nhất 4 triệu du khách mỗi năm, Bartholdi hẳn sẽ rất vui mừng vì tác phẩm của mình là một trong những điểm hút khách bậc nhất.
Nữ thần Tự do trở thành biểu tượng hy vọng của người dân nhập cư nửa sau thế kỷ 19 với hơn 9 triệu người đổ về nước Mỹ. Bức tượng là thứ đầu tiên họ nhìn thấy khi thuyền cập bến. Do đó, tượng được nhìn thấy một cách hoàn hảo và đẹp nhất là từ các con thuyền nhỏ đi trên sông. Còn theo nhà văn Elizabeth Mitchell, vị trí hấp dẫn nhất để có thể chiêm ngưỡng tượng là từ một quán bar nhỏ nằm ngoài bến cảng, có tên Honorable William Wall. Bạn chỉ cần mất 20 USD để mua một món đồ uống là có thể mãn nhãn chiêm ngưỡng khung cảnh nổi tiếng bậc nhất nước Mỹ này.
Phía ban quản lý cũng đưa ra lời cảnh báo du khách về việc cẩn thận với những kẻ lừa đảo bán vé giá cao ở công viên Battery gần đó. Do đó, du khách nên mua vé trước, và địa điểm duy nhất mua vé tại chỗ là văn phòng bán vé chính thức nằm bên trong Castle Clinton, công viên Battery.
Theo thông tin mới nhất từ National Park Service, mọi du khách đều phải đeo khẩu trang khi ghé thăm, dù khách đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine. Giá vé tham quan bao gồm chi phí đi phà từ 24, 5 USD cho trẻ 4-12 tuổi, 47 USD một khách trong độ tuổi 13-62 tuổi và 36 USD cho người từ 62 tuổi trở lên. Hiện tại, khu vực vương miện của bức tượng tạm đóng cửa và không phục vụ khách ghé thăm.
Đọc thêm: Khám phá "thiên dường nơi hạ giới" - Trương Gia Giới