Trai Mùng 1 phá gia chi tử có nghĩa là gì?

Văn hóa truyền thống Á Đông với nghìn năm lịch sử để lại cho chúng ta một kho báu trí tuệ vô giá, trong đó có câu nói “Trai Mùng 1 phá gia chi tử”.

Trai Mùng 1 phá gia chi tử có nghĩa là gì?

Văn hóa truyền thống Á Đông với nghìn năm lịch sử để lại cho chúng ta một kho báu trí tuệ vô giá, trong đó có câu nói “Trai Mùng 1 phá gia chi tử”.

Tục ngữ, thành ngữ bắt nguồn từ dân gian, chứa đựng loạt đạo lý nhân sinh sâu sắc, truyền lại cho thế hệ sau loạt bài học, kinh nghiệm quý báu. Trong kho tàng tục ngữ phong phú có câu nói mà chúng ta thường nghe như: “Trai Mùng 1 phá gia chi tử”.

Trai Mùng 1 phá gia chi tử có nghĩa là gì?

Chắc hẳn nhiều người thắc mắc câu “Trai mùng một, gái hôm rằm” hay “Trai Mùng 1 phá gia chi tử” có nghĩa là gì. 

Nhiều người quan niệm, nam giới sinh vào mùng một, đặc biệt là Mùng 1 tết thường sống gian nan, vất vả hơn người khác. Nguyên nhân bởi nam chủ là “dương” trong khi Mùng một lại là dương (tiên).

Đặc biệt, ngày Mùng 1 Tết là ngày lễ truyền thống trọng đại nhất năm. Truyền thuyết có ghi, nguồn gốc của giao thừa là để xua đuổi hai quái thú là “Tịch” và “Niên” nên nhà nào cũng dán câu đối và đốt pháo hoa để xua đuổi.

Bởi thế, người xưa truyền nhau rằng, nếu đẻ con trai vào ngày này, đứa trẻ sẽ bị quái thú dọa nạt, khiến gia đình buồn phiền và không thể sống một năm vui vẻ. Nhiều nơi còn đề xuất, nếu con trai sinh vào Mùng 1, đặc biệt là Mùng 1 Tết thì bố mẹ không được tùy tiện đánh mắng hay quản thúc nếu không chính họ cũng sẽ gặp rủi ro.

Bên cạnh đó, “phá gia chi tử” tức là gia đình bị phá hoại bởi đứa con, đứa con hư làm tán gia bại sản, ăn chơi, trác táng, phá hoại tiền của, hạnh phúc gia đình, tan cửa nát nhà. Bởi vậy, "trai Mùng 1 phá gia chi tử" hiểu đơn giản là con trai sinh vào Mùng 1 thường bướng bỉnh, nghịch ngợm, khiến bố mẹ đau đầu, lo lắng, tiêu hao tài sản.

Ngoài ra, những bé trai sinh ra vào mùng 1 sẽ có biến đổi sinh học đặc biệt hơn người khác, tạo ra tính khí mạnh mẽ, khó dạy bảo, cuộc sống sau này vì thế mà nhiều thăng trầm, khó khăn.

Câu nói "trai Mùng 1 phá gia chi tử" bắt nguồn từ đâu?

Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, giảng viên khoa Văn hóa phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, lâu nay, người ta vẫn nhầm tưởng việc sinh con trai vào ngày Mùng 1 âm lịch sẽ "khó nuôi", tính khí khác người, nhưng sự thực hoàn toàn không phải vậy. Bà cho biết, ý “trai Mùng 1” chỉ áp dụng cho trẻ sinh ban đêm chứ không mấy tác dụng với những trẻ sinh ban ngày. Mọi người thường đánh đồng để tăng thêm sự hồ nghi, ly kỳ cho những người sinh ra vào ban ngày mà thôi. 

Bà Hồng còn lý giải điều này như sau: “Văn hóa phương Đông vẫn tồn tại những câu chuyện bí ẩn về việc ma cà rồng xuất hiện cùng chu kỳ của mặt trăng. Ngày mùng 1 là bắt đầu cho một chu kỳ mới, còn ngày rằm trăng sáng nhất lại đánh dấu chu kỳ tiếp theo là trăng mờ dần. Vì thế, người ta gắn câu chuyện này với những người được sinh ra trong hai đêm đó nhằm tăng thêm tính huyền bí”.

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) lý giải mối quan hệ giữa việc “Trai Mùng 1, gái ngày rằm” trên cơ sở sức hút của mặt trăng với thủy triều.

Sức hút của mặt trăng tính theo âm lịch, mặt trời tính theo dương lịch. Trong khi đó, sức hút của mặt trăng dẫn tới trạng thái "thủy triều sinh học" trong cơ thể con người, khiến chất lỏng trong cơ thể thay đổi. 

Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra những kích thích thần kinh, khủng hoảng, rối loạn và mất thăng bằng, khiến các chứng bệnh thần kinh thêm trầm trọng. Do đó, những ai sinh vào 2 đêm này (ý đêm Mùng 1 và đêm rằm) đều có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác.

Xem thêm: Mùng 1/11 Âm lịch 2021 nên xuất hành thế nào để gặp Tài thần, Hỷ thần?