Chánh niệm là gì? Tại sao con người cần sống chánh niệm?

Trong chữ Hán, chánh niệm được viết ở trên là bộ kim, ở dưới là bộ tâm. Kim là hiện tại; vậy, tâm là ghi nhớ những gì đang xảy ra trong hiện tại. Vậy chánh niệm là gì? Tại sao mỗi người chúng ta cần sống chánh niệm? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đi tìm đáp án cho những thắc mắc trên.

Hoa Nguyễn
11:52 13/01/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chánh niệm là gì?

Chánh niệm được dịch từ sammā sati. Sati có nghĩa là niệm. Niệm, trong chữ Hán viết bên trên là bộ kim, bên dưới là bộ tâm. Kim là hiện tại; vậy, tâm là ghi nhớ những gì đang xảy ra trong hiện tại. Trong nghĩa Pāḷi thì sati có nghĩa là ghi nhớ, ghi nhận,...

Còn đối với từ sammā, nhiều người dịch cụm từ này có nghĩa là chánh, chơn, đúng,... Do vậy nhiều người mới hiểu rằng cụm từ sammāsati là niệm cái chánh, cái đúng, hoặc ghi nhớ, ghi nhận, chú tâm vào cái chánh, cái đúng,... Tuy nhiên từ sammā còn có nhiều nghĩa khác nữa mà tiếng Hán, tiếng Việt không thể nói ra hết được. 

chanh-niem-la-gi-tai-sao-
Chánh niệm là gì?

Sammā không những có nghĩa chánh, chơn, mà còn có nghĩa đúng đắn, thích hợp, toàn diện, trọn vẹn. Đến đây, tạm thời ta có một định nghĩa đầy đủ nhất về chánh niệm: Chánh niệm là ghi nhận, là chú tâm đúng, trọn vẹn, toàn diện, chân xác đối tượng, bất kể đối tượng ấy đẹp hay xấu, méo hay tròn, thiện hay ác.

Chánh niệm và tà niệm

Bất cứ ai cũng cần sự giúp đỡ. Không những người nghèo đau khổ mà người giàu cũng đau khổ. Những nhà lãnh đạo tuy giàu có và quyền lực nhưng họ vẫn mời các vị chư tăng đến để dạy chánh niệm, giúp họ bớt khổ, đồng thời giúp họ thành công hơn trong công việc.

Vấn đề ở đây đó là chúng ta có nên dạy chánh niệm cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp để giúp họ giàu có nữa hay không? Có người nói rằng: Tại sao không? Làm giàu thì có gì sai trái? Họ giàu có thì họ sẽ tạo ra được cơ hội việc làm cho nhiều người khác, và cung cấp nhiều vật dụng cho cuộc sống chúng ta. Như vậy chẳng phải là rất tốt hay không?

Thật ra có rất nhiều ý kiến tranh luận về việc ta có nên giúp đỡ những người giàu hay không. 

Thời chiến tranh có rất nhiều người lính rơi vào trạng thái căng thẳng, khổ đau, khiến họ đưa ra ý định tự tử. Khi ấy, người ta muốn mời các vị giáo thọ đến hướng dẫn thực tập chánh niệm cho những người lính trong quân đội trước khi họ được gửi ra trận. Nhiều người giáo thọ đã từ chối với lý do: "Tôi không thể làm như thế được! Tôi không thể hướng dẫn cho những người lính thực tập chánh niệm để họ có khả năng tập trung cao hơn và giết người giỏi hơn!". hưng cũng có ý kiến cho rằng: “Nếu những người lính có chánh niệm thì họ sẽ không giết hại thường dân mà chỉ giết kẻ địch thôi, điều đó cũng đủ có ích lợi rồi”.

chanh-niem-la-gi-tai-sao-
Những ai mới là người cần chánh niệm?

Một cuộc tranh luận đã mở ra xoay quanh vấn đề: chúng ta có nên loại trừ những người giàu có và những người trong quân đội ra khỏi sự thực tập chánh niệm hay không? Những người làm nghề đánh cá cũng tàn hại rất nhiều sinh mạng dưới biển cả. Và còn những người trong ngành công nghiệp sản xuất thịt hay chế tạo vũ khí nữa, ta có nên loại trừ hết những người đó ra khỏi sự thực tập chánh niệm hay không?

Cho nên, một câu hỏi rất quan trọng được đặt ra là: Chánh niệm có tác dụng tốt đối với tất cả mọi người hay chỉ làm lợi cho một số thành phần nào đó thôi?

Chánh niệm không phải là một phương tiện mà là một con người. Bởi chánh niệm là một trong 8 chi phần của Bát chánh đạo. Nếu ta lấy chánh niệm ra khỏi bối cảnh của chánh đạo thì nó không còn là chánh niệm nữa.

Chánh đạo là con đường đúng đắn, bắt đầu bằng chánh kiến. Chánh kiến là cái vượt thoát mọi sự kỳ thị, giận hờn và sợ hãi. Vì vậy, nếu chánh niệm không chuyên chở chánh kiến trong đó thì không phải là chánh niệm.

Chánh đạo là sự thật thứ tư của Tứ đế, mà chánh niệm là một thành phần trong đó. Chánh đạo là con đường đúng đắn đưa tới hạnh phúc, tức là đưa tới sự thật thứ ba của Tứ đế.

Tà đạo ngược lại với chánh đạo, đó là con đường đưa tới sự thật thứ nhất tức là khổ. Ta có thể nhìn sự thật thứ hai của Tứ Đế như là một con đường, con đường sai lầm. Con đường sai lầm bắt đầu bằng cái thấy sai lầm. Tà niệm, tà định đưa tới tà kiến. Và tà kiến đưa tới tà tư duy, tà ngữ và tà nghiệp.

Cho nên, chánh niệm nằm trong chánh đạo, và tà niệm thuộc về tà đạo. Ta phải phân biệt được chánh niệm với tà niệm. Nếu có chánh niệm thì luôn có tà niệm. Tà niệm luôn đi đôi với tà kiến và tà tư duy. Vì vậy, những loại niệm nào đưa tới tà kiến, tà tư duy, tà nghiệp thì không phải là chánh niệm.

Có những người không hề học hỏi và thực tập chánh niệm, chánh kiến nhưng họ cũng có một ít chánh niệm và chánh kiến. Họ không phải là Phật tử và cũng không cần phải là Phật tử mới có được chánh niệm và chánh kiến.

Sống hiện hữu giữa thế giới thực tại

Có những lý do khiến chánh niệm không phải là thiền hay một biện pháp trị liệu nào đó. Bạn không nhát thiết phải ở trong một tư thế nào đó, mặc một bộ trang phụ nào đó thoải mái để thực hành chánh niệm. Sự nhận thức về hiện tại có thể diễn ra ở bất cứ đâu, chúng ta nhìn thấy về sự tồn tại của bản thân mình trong từng nhịp bước của cuộc sống. Dù có nhắm mắt thì bạn cũng biết mình đang tồn tại và cảm nhận mọi thứ qua các giác quan. Tập trung chú ý tới từng chuyển biến trong cơ thể và như vậy là bạn đã bắt đầu bước chân vào thế giới chánh niệm.

Đối với người trẻ, sống chánh niệm là một điều vô cùng cần thiết. Không ai muốn bị cuốn trôi đi trong dòng sông cuộc đời mà vẫn chưa ngắm nhìn được đôi bờ sông êm ả xinh đẹp. Chúng ta thường hay nói về ngày mai, về tương lai, về những lời hứa hẹn hơn là những sự hiện diện trong khoảnh khắc hiện tại.

Khi nói về việc thực hành chánh niệm, nhiều nhà nghiên cứu đã hướng dẫn một cách đơn giản rằng: Trong tất thảy những việc mình làm, hãy cố gắng cảm nhận mọi thứ xung quanh đang tác động lên cơ thể bạn. Khi uống một ly trà nóng, hãy cảm nhận được hơi nóng đang bốc lên, cảm nhận những âm thanh leng keng của thìa trong tách trà mình đang cầm.

chanh-niem-la-gi-tai-sao-
Trong tất thảy những việc mình làm, hãy cố gắng cảm nhận mọi thứ xung quanh đang tác động lên cơ thể bạn

Bạn không cần chọn một góc thật đẹp, thật yên tĩnh mới có thể chánh niệm. Hãy cảm nhận được sự tồn tại của mình trên những con phố đông đúc, trong dòng người đang loay hoay công việc mỗi sáng, khi uống cafe hay nghe một bản nhạc. Đừng nghe ai đó nói rằng cảnh giới cao nhất của chánh niệm là việc giải thoát, nó chỉ đơn giản là việc bạn lúc nào cũng thấy mình đang hiện diện trong thực tại.

Chánh niệm là cách tốt nhất để bạn cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống xung quanh những điều đôi khi ta thường bỏ lỡ. Sự yên bình chỉ đến với mỗi người khi trong lòng họ không còn giông bão. Trong thế giới của chánh niệm, sự duy mỹ có nền tảng từ sự thấu hiểu. Giống như con người xây dựng lên những kỳ tích từ những điều nhỏ bé. Niềm tin yêu cuộc sống của bản cũng gợi lên từ sự bình yên và giản đơn.

Chánh niệm giúp cho con người cảm nhận được sự hòa hợp của bản thân trong mối quan hệ với xã hội và môi trường khi đó là sự tương tác qua lại. Chúng ta không hề tồn tại một cách riêng lẻ trong vũ trụ này, để hiểu được chính mình, bạn cần phải hiểu mọi tác động qua lại và mối liên kết giữa ta và thế giới này.

Chấp nhận đối mặt với thực tại

Nguyên tắc của chính niệm đó là chấp nhận, hãy chấp nhận mọi cảm xúc đến từ tâm trí của bạn, đón nhận đó và đừng cố gắng xua đuổi làm gì. Thực hành chánh niệm không có nghĩa là bạn có thể rũ bỏ hay giải quyết tất cả những vấn đề trong cuộc sống. Nó chỉ giúp bạn nhận ra rằng các vấn đề rồi cũng sẽ qua đi. Tổn thương hay đau khổ là điều mà ai cũng phải đối mặt, nhưng việc chấp nhạn để bản thân đau khổ hay hạnh phúc là lựa chọn của mỗi người. Tất nhiên nói luôn dễ hơn là làm, chúng ta cần thời gian để thực hành.

Chánh niệm bao trùm lên nhiều ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta, là sống thật với bản thân, là chấp nhận rằng trên đời này không có gì là mãi mãi, là hiểu được giá trị của sự sẻ chia thực sự. Đừng khuyên can ai đó bớt buồn hay nín khóc đi, cứ đẻ cho họ khóc. Khoan dung với bản thân là chấp nhận cho những cảm xúc dù là tiêu cực trôi qua trong tâm trí không phải là gồng mình lên để chống chọi.

chanh-niem-la-gi-tai-sao-
Chánh niệm là chấp nhận rằng trên đời này không có gì là mãi mãi....

Tại sao mỗi người chúng ta cần sống chánh niệm?

Hạnh phúc nằm ở trong sự cảm nhận về thực tại. Bạn không thể hạnh phúc khi cứ đắm chìm trong quá khứ hoặc mãi trông đợi vào tương lai chưa đến. Người trẻ cần học cách sống chánh niệm để trân trọng giá trị của cuộc sống hơn. Đã có ai nói với bạn rằng, con đường thở là con đường may mắn khi bạn còn đang sống? Chúng ta chỉ có thể ý thức được về việc thở cũng giống như việc bản thân đang sống trong hiện tại, không phải quá khứ hay tương lai. Chỉ khi sống trọn vẹn từng khoảnh khắc bạn mới thực sự hiểu được ý nghĩa của cuộc sống này

Chánh niệm là cách để người trẻ hiểu hơn về khoan dung và lòng trắc ẩn. Thay vì tránh né nỗi đau của bản thân hay nhìn nhận nỗi đau của người khác hời hợt. Với chánh niệm, chúng ta chấp nhận thực tế để trao đi tình yêu thương một cách thấu hiểu hơn.

Khi chúng ta không biết cách tự hài lòng, cuộc sống sẽ chứa đựng đầy rẫy sự bất mãn. Bạn luôn than phiền không thỏa mãn, không hạnh phúc, không đủ đầy vì chưa bao giờ bạn có được thứ mình muốn có. 

Chúng ta có thể sống chánh niệm trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Mọi vẻ đẹp của cuộc sống chỉ có thể cảm nhận khi bạn tương tác bằng mọi giác quan. Làm sao có thể yêu một người và duy trì một mối quan hệ tích cực khi bạn chỉ chạm tới vẻ bề ngoài của tình yêu hoặc luôn tưởng tượng về những thứ tiêu cực sẽ tới? Nhiều người trẻ không yêu với sự chấp nhận, họ luôn mong muốn thay đổi đối phương hoặc hy vọng đối phương sẽ vì mình mà thay đổi.

Đáng buồn thay, chúng ta thường hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của chánh niệm khi đã băng qua những năm tháng chông chênh nhất của cuộc đời. Nếu có một tâm thế sẵn sàng, chủ động hơn với chánh niệm, có lẽ thế giới sẽ không quăng vào chúng ta những bài học đau đớn đến như vậy. Dù chánh niệm không thể giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống thế nhưng nó sẽ giúp bạn thay đổi thái độ nhìn nhận vấn đề. Chỉ một chút thôi, cũng khiến cuộc sống của bạn dễ dàng hơn nhiều rồi.

Các cách thực hành chánh niệm cho người bận rộn

Cuộc sống khiến ta quá bận rộn và không thể tìm được cho mình khoảng trống thì bạn hãy thử điều chỉnh lại cuộc sống của mình bắt đầu từ những việc làm đơn giản sau:

Tận hưởng cuộc sống hết mình, yêu những điều đơn giản nhất

Một nhà sư nổi tiếng người Hàn Quốc với cuốn sách "Bước chậm lại giữa thế gian vội vã" đã từng nói về vấn đề tập luyện chánh niệm cho những người mới bắt đầu. Và điều đầu tiên mà ông khuyên mọi người cần làm đó là bật bài hát yêu thích của mình lên sau đó là nằm xuống giường tận hưởng. Hãy để cho bản thân mình chìm đắm vào những âm thanh, giai điệu, lời ca. Mở lòng và rung động với những điều đơn giản nhất.

chanh-niem-la-gi-tai-sao-con-nguoi-can-song-chanh-niem-6
Tận hưởng cuộc sống hết mình, yêu những điều đơn giản nhất

Thực tế cho thấy việc tận hưởng giây phú hiện tại rất đơn giản. Kể cả việc ăn uống ngủ nghỉ và hít thở cũng vậy. Không để tâm trí lang thang và không phán xét, bạn chú tâm hoàn toàn vào những suy nghĩ mà bạn có, để cơ thể và cả tinh thân được buông lơi, hãy dừng lại để cảm nhận dù là vài khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc sống.

Cho phép bản thân buồn chán

Yêu thương hận thù vốn là những trạng thái cảm xúc của con người. Chờ đèn đỏ, chờ thang máy, tắc đường, điện thoại hết pin, nhà bị mất điện,... vài giây vài phút chờ đợi thôi cũng khiến bạn cảm thấy buồn chán, vậy thì hãy cứ thể cho bản thân buồn chán. 

Nghe hơi vô lý những thực tế sự buồn chán giúp thúc đẩy khả năng sáng tạo của bạn. Rất có thể trong một vài khoảnh khắc nhàn dỗi không biết nên làm gì đó lại giúp bạn phát hiện ra được rất nhiều thứ mới mẻ, hay ho mà mình đã vô tình bỏ lỡ trong những hối hả của cuộc sống.

Để tâm nhiều hơn tới suy nghĩ của mình

Thay vì lảng tránh và kìm nén những suy nghĩ tiêu cực của mình thì bạn hãy tìm ra căn nguyên gốc rễ của nó. Những suy nghĩ bị dồn nén không hề mất đi, nó vẫn thường trực trong đầu của bạn. Chúng tựa như những quả bom nổ chậm và sẵn sàng "phát nổ" bất cứ lúc nào, trở thành những cơn giận dữ vô cơ khiến bạn trở nên tiêu cực.

Khi buồn bã hay tức giận, đừng ép bản thân phải suy nghĩ tích cực lên, như thế chẳng khác nào lừa mình, dối người. Hãy chấp nhận đối mặt với thực tại, từ từ tìm cách tháo gỡ mọi khúc mắc trong lòng. Nhận ra các tác nhân ngoại cảnh sẽ giúp bạn trở nên khách quan và bình tĩnh hơn.

Tập trung vào từng việc

Nếu cuộc sống của bạn giống như một màn hình máy tính với hàng chục các tabs công việc khác nhau khiến bạn đau đầu không biết nên xử lý vấn đề nào trước, thì bạn hãy tắt lần lượt những tabs không quan trọng trước và chỉ tập trung vào một việc cụ thể mà thôi. Thực tế ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc không những không giúp mọi thứ hoàn thành nhanh hơn mà còn làm giảm chất lượng công việc, thậm chí còn khiến bản thân bạn trở nên mệt mỏi.

Thay vì làm nhiều việc cùng lúc bạn hãy thử làm từng việc một. Nếu bạn đang chìm trong những suy nghĩ tiêu cực thì đừng ép bản thân mình vừa vắt kiệt sức lực vừa phải chịu đựng những lo lắng trong thân tâm. Bạn có thể dành một khoảng thời gian riêng để phân tích mối lo đó và tìm cách giải quyết từng việc một.

Không chỉ có công việc, chúng ta còn bắt bản thân mình phải "bận rộn" ngay cả những lúc được nghỉ ngơi. Chắc hẳn đã có nhiều người vừa ăn trưa vừa làm việc, hoặc vừa đi chơi với bạn bè vừa phải check mail công việc. Xin bạn hãy tận hưởng những giây phút thư giãn của hiện tại và cất điện thoại, máy tính đi. Tận hưởng bữa ăn của bạn, những buổi tiếc vui chơi cùng bạn bè và cả cuộc sống của bạn nữa.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận