Nhận xét tình huống éo le trong tác phẩm
Tình huống éo le của nhân vật xuất phát từ việc sai sót của Nam Tào, Bắc Đẩu khiến ông Trương Ba chết đi và Đế Thích rất có thiện ý muốn sửa sai. Đế Thích đã để ông Trương Ba sống lại trên xác anh hàng thịt vừa mới chết được một ngày. Tưởng đâu được sống lại là hạnh phúc nhưng ông Trương Ba luôn phải sống trong đau khổ trên thân xác anh hàng thịt. Ông bị người vợ nghi ngờ vì những ham muốn, những dục vọng đối với vợ anh hàng thịt. Rồi bị cái Gái xa lánh vì cái thân xác nặng nề vốn nâng niu cây cối mà làm gãy cả chồi non, chân giẫm nát cả cây sâm mới ươm, làm hỏng cả cái diều của cu Tị. Đến người con dâu cũng nhận thấy sự xa lạ của một ông Trương Ba trước kia và bây giờ dần dà cô cũng có lúc "không nhận ra thầy nữa".
Nhận thấy bi kịch của mình, Hồn Trương Ba thể hiện khát vọng muốn được là mình toàn vẹn giống như trước kia. Nhân vật đã nói chuyện với Đế Thích giãi bày bi kịch sống nhờ, sống không đúng là mình: "Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì chẳng cần biết!" và từ chối cơ hội được sống quý giá của mình. Ngay cả khi Đế Thích đề cập tới việc sống trên thân xác cu Tị trong cơn thập tử nhất sinh, ông cũng nhất mực từ chối vì ông cho rằng một ông già nhập vào xác một đứa trẻ "chưa bắt đầu cuộc đời, còn đang tuổi ăn, tuổi lớn, chạy nhảy vô tư" là không phù hợp, không tương thích. Có thể nói, lời thoại trên của nhân vật Hồn Trương Ba đã thể hiện quan niệm của mình về hạnh phúc về lẽ sống: Hạnh phúc không phải chỉ đơn giản là được sống mà quan trọng hơn đó là sống như thế nào. Bức thông điệp này được nhà viết kịch Lưu Quang Vũ gửi gắm thông qua bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba: Đó là con người phải được sống là chính mình, sống hòa hợp giữa hồn và xác - tâm hồn lương thiện, trong sạch và thân xác khỏe mạnh ấy mới chính là hạnh phúc.
Xây dựng được tình huống éo le của nhân vật trong vở kịch, Lưu Quang Vũ đã phát triển và sáng tạo cốt truyện dân gian. Chính tình huống éo le của nhật vậy đã tạo nên khác biệt giữa cổ truyện dân gian và kịch bản của Lưu Quang Vũ. Nếu như cốt truyện dân gian hướng tới một kết thúc có hậu đó là khi hồn Trương Ba sống trên xác anh hàng thịt hạnh phúc bên gia đình và người thân thì ở kịch của Lưu Quang Vũ, sự việc ấy lại làm nảy sinh bi kịch, những nỗi đau khổ của nhân vật. Bên cạnh đó, Lưu Quang Vũ còn dựng lên những kịch tính thông qua hành động, cử chỉ của nhân vật đặc biệt là lời nói của nhân vật vừa đậm triết lý vừa mang tầm khái quát cao. Lời thoại trên của nhân vật đã thể hiện một quan niệm sống giàu giá trị nhân văn, không chỉ phản ánh đúng qua đời sống của nhân vật Trương Ba mà còn rất đúng đắn khi mỗi con người, mỗi cá nhân soi chiếu vào đời sống cụ thể của mình. Giờ đây, ta đã hiểu vì sao mà kịch của Lưu Quang Vũ có sức sống lâu bền, thu hút công chúng đến như vậy và chắc chắn vở kịch "Hồn Trương Ba da hàng thịt" nói riêng và kịch Lưu Quang Vũ nói chung sẽ sống mãi cùng thời gian.
Nhận xét giá trị nhân văn của tác phẩm
Với Hồn Trương Ba da hàng thịt, giá trị nhân văn được thể hiện qua tính cách, số phận của Trương Ba - người đàn ông lương thiện, bị chết oan do sự tắc trách của "quan nhà trời". Được tái sinh trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba phải đối mặt với tình huống đầy trớ trêu khi "tâm hồn một nơi, thân xác một nơi", tạo ra những khó khăn trong cuộc sống. Trong thân xác mới, Trương Ba trải qua sự thay đổi đáng kể từ người "thanh cao" chăm sóc gia đình đến một con người thô kệch, bị lây nhiễm thói hư tật xấu. Thương tâm bản thân, ông quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, chấp nhận cái kết để có thanh thản. Sau khi sống lại, Trương Ba trải qua sự tha hóa, khiến gia đình không nhận ra ông. Người vợ và cháu gái từ bỏ ông, chỉ còn cô con dâu cảm thông. Trương Ba tự ghê tởm bản thân, đau khổ sống trái với tự nhiên, đưa ra cuộc đối thoại với xác hàng thịt, nhận ra hành trình sống không thể tiếp tục và chấp nhận cái chết với sự thanh thản. Không chỉ bị người thân phản bội, Trương Ba còn ghê tởm bản thân và đau khổ sống trái tự nhiên.
Trong cuộc đối thoại, ông nhận ra ý nghĩa của cuộc sống và mong muốn giải thoát cho cu Tị bị bệnh. Chấp nhận cái chết, ông giữ cho cu Tị được sống. Mặc dù Đế Thích muốn ông sống trong thân xác cu Tị nhưng ông từ chối, chấp nhận cái chết để được giải thoát.
Khi bị mất bản ngã, Trương Ba sống trong đau khổ, day dứt. Lý luận về "đời sống riêng: Vẹn nguyên, trong sạch, thẳng thắn của ông bị đánh bại bởi lý lẽ của xác hàng thịt. Trong đối thoại nội tâm, Trương Ba gặp khó khăn và gần như tuyệt vọng đòi hỏi sự thanh thản của cái chết.
Lưu Quang Vũ thông qua tác phẩm chứa đựng những thông điệp nhân văn để khẳng định vai trò cá nhân trong cuộc sống, kêu gọi mọi người sống chân thành với bản thân. "Tôi muốn là tôi toàn vẹn" là câu nói tóm gọn giá trị nhân văn của tác phẩm, nhấn mạnh sự hòa hợp giữa tâm hồn và thể xác là hạnh phúc lớn nhất. Trong cuộc sống vay mượn của Trương Ba, Lưu Quang Vũ tạo ra tình huống giúp nhân vật đấu tranh để trở thành bản thân, từ chối cuộc sống không tự nhiên. Tác giả nhấn mạnh ý nghĩa của sự trọn vẹn và hòa hợp một thể xác và tâm hồn. Con người quan trọng nhất là làm chủ bản thân, hòa nhập và hoàn thiện nhân cách. Sống hạnh phúc và toàn vẹn là quý giá hơn gấp trăm lần. Trương Ba chấp nhận cái kết, muốn được nhớ đến với những kỷ niệm tốt đẹp, từ bỏ cuộc sống vay mượn và trở về với tự nhiên. Trương Ba từ giã cuộc sống, trả lại thân xác cho anh hàng thịt. Linh hồn ông được chuyển hóa thành sự vật thân thương, ở bên cạnh người thân yêu. Vở kịch kết thúc với thông điệp về cái Thiện, cái Tốt trường tồn cùng năm tháng, đấu tranh chống lại sự dung tục, tha hóa, bảo vệ quyền sống chính mình và hoàn thiện nhân cách.
Vở kịch kết hợp nhiều yếu tố đặc sắc như cốt truyện, ngôn ngữ, xây dựng nhân vật. Lưu Quang Vũ tài năng khi hòa quyện giá trị truyền thống và phê phán, tạo nên không khí trữ tình, sâu lắng cho vở kịch. Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm xuất sắc của Lưu Quang Vũ. Ông truyền đạt thông điệp về sự sống: sống có giá trị, trọn vẹn, là chính mình, được yêu thương là quý giá nhất. Con người cần sống hòa hợp tâm hồn và thể xác, đấu tranh, hoàn thiện bản thân, vươn tới giá trị đạo cao quý.
Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp THPT: Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài