Muốn hoàn thiện bản thân và sống một cuộc đời có ý nghĩa, nhất định mỗi chúng ta phải tìm được một lẽ sống cho riêng mình, nhất là đối với tuổi trẻ. Hiểu một cách đơn giản, lẽ sống là lý tưởng, lối sống, cách sống và mục đích mà ta muốn thực hiện nhằm đạt đến ước mơ và khát vọng của bản thân. Tuổi trẻ sống có lẽ sống vẫn chưa đủ mà lẽ sống ấy cần phải phù hợp với bản thân mình. Lẽ sống phù hợp sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chấp nhận nghịch cảnh vươn lên trong cuộc sống. Lựa chọn lẽ sống phù hợp còn giúp chúng ta chủ động và tự tin trước tác động của thế giới bên ngoài. Việc lựa chọn cách sống là cho chính mình, vì vậy chúng ta hãy chọn lối sống tích cực và phù hợp.
Từ đó, cuộc sống của chúng ta mới cảm thấy thoải mái, vui vẻ và tăng thêm sức mạnh để rút ngắn con đường đi đến thành công. Cuộc sống có quý giá hay không tùy thuộc vào thái độ và mục đích sống của bạn. Bạn sống không phải chỉ cho mình, mà còn sống vì niềm hạnh phúc, niềm tự hào đối với những người khác. Lẽ sống là điều thật bình thường, chứ không phải điều gì quá lớn lao. Việc chọn cho mình một lẽ sống, cách sống như thế nào không quan trọng, quan trọng là phải sống làm sao để không sống hoài, sống phí. Sống hết mình, luôn lạc quan, đầy khát vọng và không ngừng phấn đấu vươn lên. Cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, bạn vẫn luôn là chính mình, không phải là bản sao của ai khác và cố gắng trở thành một người có giá trị. Người có lẽ sống cao đẹp là người biết suy nghĩ để hoàn thiện mình, hành động để giúp ích và cống hiến cho xã hội. Họ luôn biết làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của mình, sống yêu thương và gắn bó với tất cả mọi người. Nên nhớ rằng, hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời là khi bạn chọn được cho mình một lẽ sống phù hợp và sống bằng lẽ sống ấy.
CÁCH LÀM BÀI NLXH 200 CHỮ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: Chỉ có điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?