Hình tượng nhân vật trong văn học - Ngọn hải đăng sáng nơi biển khơi

"Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả", Berthold Brecht.

Hình tượng nhân vật trong văn học - Ngọn hải đăng sáng nơi biển khơi

"Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả", Berthold Brecht.

01

Nơi biển xanh hiu quạnh trùng dương, nơi sóng gió không ngừng quyện hoà tạo nên muôn vàn khó khăn, thách thức cho tay lái người thuyền trưởng; vẫn đang có một người bạn trung thành, kiên nhẫn đợi chờ. Đó là ngọn hải đăng kiên dũng, đứng vững, luôn đem lại cho ta cảm giác an toàn, tin tưởng để tiếp tục chèo lái con thuyền trên hành trình chinh phục biển khơi xa xôi. Thứ ánh sáng rực rỡ, đưa con thuyền thoát khỏi hiểm nguy một cách an toàn, hướng những hành khách đến những miền đất đầy hứa hẹn và xinh đẹp. Chính hình tượng nhân vật - ngọn hải đăng sáng nơi đại dương mênh mông đã là linh hồn cho tác phẩm văn học, là người dẫn đường để độc giả có thể đặt chân đến được những bến bờ, những “miền suy tưởng" của tác giả đã cất công tạo dựng.

02

Lật mở từng trang viết được các nhà văn “nhặt nhạnh li ti bụi chữ” từ cuộc sống để làm nên, có thể thấy rằng nhân vật văn học là hạt nhân quan trọng làm nên sự thành bại của tác phẩm, thúc đẩy cốt truyện phát triển. Dẫu không có “hai mươi bảy xương, ba mươi lăm cơ” và gần “hai nghìn tế bào thân kinh trên mỗi đầu ngón tay” như con người ở thực tại, nhưng những nhân vật được hình thành từ ngôn từ sắc sảo và bồi đắp bởi một loạt các biện pháp tu từ và lớn lên trong tâm trí của nhà văn không phải vì thế mà xa rời mảnh đất hiện thực. Họ vẫn mang trong mình những câu chuyện, những tư tưởng mang dấu ấn của cuộc sống, thậm chí là điển hình cho một thời đại. Như trong văn học thời kì kháng chiến oanh liệt, hình tượng nhân vật anh Vệ quốc quân đến Giải phóng quân, người chiến sĩ tay cầm chắc súng, tim hướng về Tổ quốc không quản ngại gian nan, sẵn sàng “hoá thân cho dáng hình xứ sở" để “làm nên Đất Nước muôn đời" là một kiểu nhân vật điển hình. Bởi họ mang trong mình những nét nổi bật của những người yêu nước trong thời kì kháng chiến, là “con người cụ thể của một thời” như Tuốc - ghê - nhép từng sẻ chia.

Hình tượng nhân vật trong văn học - Ngọn hải đăng sáng nơi biển khơi

03

Cũng như con người, mỗi một nhân vật bước ra từ trang văn cũng có một tấm vé định danh riêng, không trộn lẫn. Điều này được thể hiện qua tên gọi, hành động cùng những xúc cảm phức tạp, những “trọng trách riêng” mà người nghệ sĩ gửi gắm cho “đứa con tinh thần” của mình. Có nhân vật được sinh ra để phản ánh xã hội đương thời với cái tên độc lạ như Chí Phèo cùng khuôn mặt chằng chịt vết sẹo lên án về một xã hội nhiễu nhương nửa thực dân, nửa phong kiến; có nhân vật được lại được nhào nặn để thể hiện triết lí sống đúng đắn như ông lão Santiago trong “Ông già và biển cả” của Hemingway với lí tưởng “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Nhờ sự độc đáo nhưng không thoát li khỏi thực tại ấy, những nhân vật bất hủ đã “gạn đục khơi trong" tâm hồn của người đọc và hướng con người đến những giá trị nhân văn, tốt đẹp. Nhưng để bước chân đến gần hơn tới “xứ sở của cái đẹp” mà nhà văn đã rẽ lối, người đọc cần phải cùng người nghệ sĩ “lặng vào trang giấy” để kiếm tìm “muối lắng ở ô nề” và hơn hết là lắng nghe nhịp đập của trái tim để rung cảm, lắng đọng và hòa ca cùng những nhân vật đã sống hết mình với đời, với người và nhân loại.

04

Dưới đây là một số trích dẫn sáng ngời về hình tượng nhân vật trong đại dương văn chương rộng lớn này:

- "Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả", Berthold Brecht.

- "Những nhân vật do nhà văn sángt ạo nên còn thật hơn cả những con người bằng máu thịt, vì họ vô tận. Cho nên họ là bạn, là người đồng hành của tôi, là kẻ mà nhờ đó chúng ta liên hệ với người khác trong móc xích nhân loại và móc xích lịch sử", Charlotte Delbo.

- "Nhân vật là nơi tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong sáng tác. Nhân vật thường quyết định sự thành bại của tác phẩm", Tô Hoài.

- "Hãy sống cuộc sống của các nhân vật được miêu tả và tự các nhân vật sẽ làm những gì mà họ cần phải làm do tính cách của họ", L.Tôn xtôi.

- "Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào một thế giới khác của đời sống", trích "Từ điển thuật ngữ Văn học".

- "Trong tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn hay tác phẩm kịch, nhân vật bao giờ cũng là yếu tố mang nghĩa thể hiện các giá trị nhân sinh".

- "Nếu ngôn ngữ ví là cái áo của tư duy thì nhân vật là hình thù con người mặc cái áo ấy", Tô Hoài.

- "Nhà triết học nói bằng phép tam đoạn luân, nhà văn nói bằng các hình tượng và bức tranh", Bê - lin - xki.

- "Điển hình văn học như một người lạ mặt quen biết", Bê - lin - xkin.

- "Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc".

Xem thêm: Tuyển tập những câu tỏ tình bất hủ trong văn chương