Sự thật bất ngờ đằng sau màn ảo thuật thổi kèn điều khiển rắn hổ mang đầy mê hoặc ở Ấn Độ

Nhiều người cho rằng rắn nghe thấy tiếng kèn của người thổi và uốn lượn theo điệu nhạc. Nhưng sự thật là rắn không hề có tai để có thể "cảm nhạc".

Sự thật bất ngờ đằng sau màn ảo thuật thổi kèn điều khiển rắn hổ mang đầy mê hoặc ở Ấn Độ

Nhiều người cho rằng rắn nghe thấy tiếng kèn của người thổi và uốn lượn theo điệu nhạc. Nhưng sự thật là rắn không hề có tai để có thể "cảm nhạc".

Các phù thủy thổi kèn điều khiển rắn hổ mang vốn là trò ảo thuật đường phố nổi tiếng ở Ấn Độ và thế giới Ả Rập. Tất cả du khách đến đây đều bị "mê hoặc" bởi trò ảo thuật này nhưng những sự thật đằng sau đó thì không phải ai cũng biết.

Thổi kèn điều khiển rắn hổ mang bắt nguồn từ thời Ai Cập cổ đại. Nhưng giờ đây nó phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ. Rắn hổ mang là loài được sử dụng nhiều nhất cho màn ảo thuật này.

Để đảm bảo an toàn cho người điều khiển và cả du khách, rắn hổ mang đã bị loại bỏ răng nanh, tuyến độc. Khi biểu diễn rắn cũng được để ở khoảng cách an toàn để tránh nguy hiểm và khiến con vật hung dữ này kích động.

Màn ảo thuật có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại

Các thầy phù thủy rắn bắt đầu thổi sáo, con rắn cùng lúc bò ra từ trong giỏ đan có thể bò dưới đất hoặc quấn trên thanh tre đặt trên vai người thổi kèn. Con rắn hổ mang sẽ chuyển động đưa đẩy cơ thể theo điệu nhạc.

Chứng kiến màn ảo thuật kết hợp giữa rắn và kèn pungi, nhiều người tưởng rằng rắn hổ mang đã được huấn luyện nghe kèn nên có thể tiếp thu âm thanh và biểu diễn hình thể khi nhạc vang lên.

Nhưng sự thật khiến không ít người ngạc nhiên, rắn không hề có tai như các loài động vật khác. Tai ngoài của rắn đã hoàn toàn biến mất, trong khi tai trong chỉ là 1 mẩu xương không có các bộ phận như tiểu cốt thính hay màng nhĩ. Vì vậy, rắn là động vật không có tai.

Rắn không có tai nên không nghe được nhạc

Tai trong của nó nối liền với xương hàm. Hắn thu nhận các dao động từ mặt đất bằng hàm và gửi đến não để phân tích. Chính vì thế, dù không có tai, rắn vẫn cảm nhận được mọi dao động từ mặt đất. 

Vậy làm sao các thầy phù thủy có thể điều khiển được rắn? Trong màn ảo thuật này, khán giả bị thu hút bởi vũ điệu của rắn và sự bí ẩn của người thổi kèn. Nhưng nếu để ý kỹ thì sẽ thấy người thổi kèn thường ngồi khoanh chân, bàn chân họ gõ xuống đất như ứng theo nhịp điệu của tiếng kèn. Nhịp chân của người thổi kèn sẽ bị lấn át bởi tiếng nói của đám đông, nhưng với rắn, chúng có thể cảm nhận rõ ràng và phân tích một cách tỷ mỉ.

Người thổi kèn sẽ gõ phách bằng chân để rắn cảm nhận và thực hiện vũ điệu rắn cho khán giả xem

Khi nhận được các tín hiệu thông tin từ người thổi kèn, rắn sẽ bắt đầu phản ứng bằng cách sử dụng cơ thể lắc lư, đưa đẩy theo điệu nhạc và thế là có một vũ điệu rắn hoành tráng phục vụ khán giả.

Có không ít người sau khi xem màn ảo thuật này đã về thử dùng kèn thổi để điều khiển rắn nhưng thất bại. Bởi lẽ họ không biết, đằng sau đó là một bí ẩn.

Nhưng sau này khi bí mật được tiết lộ, màn ảo thuật này cũng mất đi sức hút. Giờ đây nó chỉ còn rải rác ở một vào con phố sầm uất tại Ấn Độ. Tiền kiếm ra từ môn ảo thuật này cũng vơi đi rất nhiều.

Giải mã bí ẩn về thành phố ở Nam Mỹ suốt 600 năm gần như không mưa