“Quả ngọt” yêu thương – Câu chuyện nhân văn cảm động

Về chung nhà với anh, chị không chỉ học làm vợ, làm dâu mà còn học làm mẹ của một đứa trẻ bướng bỉnh. Nhưng rồi yêu thương cũng kết trái.

“Quả ngọt” yêu thương – Câu chuyện nhân văn cảm động

Về chung nhà với anh, chị không chỉ học làm vợ, làm dâu mà còn học làm mẹ của một đứa trẻ bướng bỉnh. Nhưng rồi yêu thương cũng kết trái.

Chị Nhung ngồi bên cửa sổ căn phòng nhỏ, nắng chiều dịu nhẹ lướt qua làn tóc mềm mại. Chị nhìn qua sân chơi thì thấy Huy – cậu con trai riêng của chồng đang say sưa chơi bóng cùng bé út. Huy vừa trở về nhà sau gần nửa tháng ở lại trường nội trú. Gần chục năm về nhà cùng anh, chưa bao giờ chị thấy thoải mái, hạnh phúc như bây giờ.

Chị và anh Minh là mối tình đầu của nhau, từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Chị vẫn nhớ như in ngày gặp anh Minh tại quán cà phê nhỏ ven đường, nơi chị thường đến để thưởng thức món bánh mì yêu thích. Hai người học cùng một trường đại học nhưng chưa từng nói chuyện cho tới khi anh Minh vô tình nhận lầm chị là bạn của mình. Tình yêu thuở học trò trong sáng nhưng đậm sâu. Nhưng cuộc sống không màu hồng, tình yêu của cả hai bị chia cắt khi anh Minh cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Dù còn yêu nhưng khoảng cách đã xóa nhòa mọi thứ.

10 năm sau gặp lại, chị vẫn đang độc thân, còn anh Minh đã trải qua cuộc hôn nhân đổ vỡ. Người vợ cũ đã định cư bên xứ người, anh ở lại một mình nuôi con trai nhỏ 5 tuổi. Gặp lại nhau, tình cảm ngày nào lại bùng cháy khiến cả hai không muốn bỏ lỡ nhau thêm lần nào nữa.

Nhưng gia đình chị không chấp nhận mối quan hệ này, họ lo lắng cho chị khi bước vào một cuộc hôn nhân với bộn bề lo nghĩ về “con anh, con chúng ta”. Nhưng chị Nhung với trái tim tràn đầy tình yêu và sự quyết đoán đã bỏ lại đằng sau những lời khuyên bảo để tiến tới hôn nhân với anh Minh. Bởi ở anh chị nhìn thấy được sự chân thành, trách nhiệm và điều đó khiến chị cảm thấy rất yên tâm.

Ngày đầu gặp Huy, cậu bé tỏ ra khá dè dặt. Ánh mắt cậu bé nhìn chị không mấy thân thân thiện. Tuy vậy, chị không hề nản lòng, chị đã dùng hết yêu thương, kiên trì để dần dần làm quen và xây dựng mối quan hệ với cậu bé.

Huy luôn khiến chị Nhung đau đầu với những trò quậy phá của mình như việc không chịu ngồi vào bàn học, chỉ thích ra ngoài chạy nhảy cùng bạn bè. Những lúc ông xã chị đi công tác, mọi việc càng trở nên khó khăn gấp bội phần. Có lần chị nói với Huy: “Sao con không nghe lời dì một chút. Dì chỉ muốn tốt cho con, nhưng nếu con không muốn thì để bố về xử lý”. Nhưng thằng bé chỉ muốn nghe theo ý mình và đáp lại: “Dì không phải mẹ con, con chỉ nghe lời bố tôi”. Nói xong Huy chạy đi, chị Nhung nhìn theo bóng lưng nhỏ nhắn, niềm thất vọng lộ rõ trong ánh mắt.

Đứa trẻ mới chỉ mới 5 tuổi nhưng đã tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh, không chịu nghe lời ai. Dù đã sẵn sàng tâm lý nhưng chị vẫn cảm thấy vô cùng bất lực, tuyệt vọng. Nhưng dù là thế, chị cũng không nói với chồng vì chắc chắn anh sẽ nổi giận và phạt Huy một cách nghiêm khắc. Chị biết, những lần như vậy chỉ khiến cậu bé cảm thấy bị tổn thương, trở nên cứng đầu hơn và xa cách hơn với chị với gia đình nhỏ này.

Ngày qua ngày, chị Nhung vẫn kiên nhẫn, vun đắp tình cảm, yêu thương đối với Huy để cậu bé có thể đón nhận chị, đón nhận gia đình mới một cách thoải mái nhất. Vào những ngày cuối tuần, chị sẽ lên kế hoạch cho bé đi chơi, xem phim, mua sắm… hay ăn những món Huy thích. Thế nhưng, cậu bé lại không hợp tác.

Ngoài sinh hoạt, chị Nhung cũng rất quan tâm đến chuyện học hành của Huy. Ngày Huy đi học mầm non, chị phải mất 1 tháng trời để lựa trường tốt nhất cho con. Đến tuổi học lớp 1, cũng một tay chị dẫn Huy đến trường, chưa kể học thêm các môn võ, đá bóng, ngoại ngữ, một tuần chị đưa đi đón về không biết bao lần.

Huy lên cấp 2, thì hai em nhỏ cũng lần lượt vào mầm non và lớp 1. Nhưng không vì thế mà chị Nhung bớt quan tâm đến Huy. Nhưng cậu bé vẫn cứ một mực ương bướng, không chịu học hành tử tế, chỉ mải miết xem tivi và chơi game.

Vào một hôm, chị quyết định nói chuyện nghiêm túc với Huy: “Dì cảm thấy đã đến lúc chúng ta cần một cuộc nói chuyện nghiêm túc và chân thành. Bây giờ con lớn rồi cần phải hiểu chuyện hơn. Từ khi trở thành một gia đình, bố và dì luôn dành trọn vẹn tình yêu thương và sự chăm sóc cho con, không bao giờ để con cảm thấy thiếu thốn hay thiệt thòi bất cứ điều gì. Dì cũng không ngừng nỗ lực để đối xử công bằng, yêu thương con như hai em, không hề có sự phân biệt đối xử nào. Tuy nhiên, có vẻ như con không cảm nhận được điều ấy, lúc nào cũng bất cần, ngang bướng và không chịu chia sẻ, kết nối với mọi người trong gia đình. Nếu dì sai ở đâu thì con có thể nói để dì biết sai còn sửa. Còn không thì dì mong con hợp tác với dì. Chúng ta cùng cố gắng để có một gia đình đoàn kết và hạnh phúc, không chỉ để tốt cho con mà còn cho bố con và các em nữa. Con không muốn bố và em mình buồn, phải không?”.

Huy ngồi lặng yên không nói. Tuy vậy, kể từ ngày hôm sau đó, cậu bé dần dần mở lòng và biết nghe lời hơn. Huy ngày càng chăm chỉ học hành, chú tâm lắng nghe những lời dạy bảo của dì.

Lúc Huy lên lớp 9, để con có thể học hành tốt hơn, chồng chị đã đăng ký cho Huy học một trường nội trú chất lượng trong thành phố. Anh hy vọng môi trường mới sẽ giúp Huy trưởng thành, học hỏi được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.

Một chiều cuối thu, khi ánh nắng nhạt nhòa qua khung cửa, tiếng chuông điện thoại của chị Nhung vang lên. Chị nhấc điện thoại lên xem, là Huy gọi từ trường nội trú. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi nhưng đầy ấm áp. Và cuối cùng, trước khi cúp máy, Huy bất ngờ nói một câu khi nghe chị Nhung dặn dò: "Con biết rồi mẹ ạ". Từ “mẹ” thốt ra khiến chị Nhung rưng rưng nước mắt. Câu nói ấy, như một làn gió mới, thổi bay đi bao mệt nhọc và muộn phiền, nhắc nhở chị Nhung rằng, tất cả những yêu thương và lo lắng của ngày hôm qua dành cho cậu con trai bướng bỉnh của chồng đều là xứng đáng.

Xem thêm: Nỗi buồn của ba – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm