Nội quy "nghiêm khắc" của ông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày trước, cứ vào cuối tuần là nhà tôi và nhà hai bác lại sang nhà ông nội ăn cơm. Với chúng tôi, đó là những ngày được nghỉ ngơi, tận hưởng vì không phải lo chuyện cơm nước, tha hồ ngủ nướng.

Nội quy "nghiêm khắc" của ông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày trước, cứ vào cuối tuần là nhà tôi và nhà hai bác lại sang nhà ông nội ăn cơm. Với chúng tôi, đó là những ngày được nghỉ ngơi, tận hưởng vì không phải lo chuyện cơm nước, tha hồ ngủ nướng.

Bà nội tôi là người phụ nữ rất đảm, bà nấu tới 3 mâm cho 20 người mà mâm nào cũng đủ các món, bày biện vô cùng hấp dẫn. Mọi người ai nấy đều tấm tắc khen cơm bà nấu còn ngon hơn cơm nhà. Bình thường, mẹ tôi đi làm về muộn nên cơm tối khá đơn giản, chỉ có món xào hoặc luộc. Bố con tôi cũng dễ tính, ăn gì cũng xong.

Thế rồi bỗng một hôm, sau bữa ăn trưa, ông nội bỗng nhiên đứng dậy trước mặt con cháu, thẳng thừng tuyên bố: “Từ nay, con cháu nào muốn sang nhà ông bà ăn cơm thì phải tự nấu. Bà sẽ không nấu cho con cháu ăn nữa”.

Tôi bất ngờ hỏi: “Sao sang nhà ông bà ăn cơm lại phải tự nấu ạ? Đây là nhà của ông bà mà”.

Ông tôi lườm mắt, nói ngay: “Ông nói cho các con, các cháu nghe, bà là mẹ, là bà trong gia đình chứ không phải là người giúp việc”.

Chúng tôi ai nấy đều đưa mắt nhìn nhau, không dám nói thêm câu gì. Trong đại gia đình tôi, lời ông nội đã nói ra như đinh đóng cột, không ai được cãi lời.

Trở về nhà hôm đó, mẹ tôi ca cẩm ngay với bố: “Ông già rồi lẩm cẩm hay sao ấy. Con cháu tự nấu cơm thì ăn ở nhà mình luôn cho nhanh, đâu cần sang nhà ông bà nữa. Cả tuần đã vất vả, cuối tuần muốn nghỉ ngơi một chút thì con cháu mới sang nhà ông bà, ấy thế mà…”.

Và thế là tuần sau đó, nhà tôi không sang nhà ông bà nữa. Buổi trưa hôm đó, mẹ gọi đồ ăn ngoài ship đến, cả nhà ăn xong thì lên giường nằm xem tivi, lướt điện thoại. Nhắn tin trên nhóm thì tôi mới biết hoa ra nhà hai bác tôi cũng như vậy. Thế là mấy tuần sau khi ông “ra quy định mới” chả con cháu nào đến này ông ăn cơm nữa.

Tôi cứ tưởng vậy là xong. Nào ngờ, một hôm cuối tuần nọ, ông nội lại triệu tập mọi người về họp gia đình lần hai. Trong cuộc họp, ông đứng dậy lớn tiếng phê bình con cháu vô tâm, không biết suy nghĩ tới ông bà. Ông nói, việc sang nhà ông bà ăn cơm, không phải là để no cái bụng, sướng cái thân, thích ăn thì sang, không ăn thì thôi không sang nữa. Mà việc qua nhà chính là trách nhiệm phải làm của con cháu đối với ông bà. Cả tuần ông bà đã không được ở gần con cháu, cuối tuần con cháu phải đến thăm ông bà để cả nhà quây quần với nhau. Ngoài ra, việc ông bà yêu cầu con cháu phải tự nấu cơm cũng là để con cháu biết việc phải làm. Bây giờ, bà nội đã già yếu, lại mới bị bệnh viêm khớp, cuối tuần nào bà cũng phải tất bật đi chợ, đứng bếp nấu cơm rất vất vả, ông thấy vậy rất xót. Trong khi đó con cháu mạnh khỏe lại cứ nằm chơi đợi cơm dọn sẵn lên chỉ việc ăn, như thế là không đúng đạo lý.

Lần này, chúng tôi lại tiếp tục ngồi im, không dám ho he gì. Và rồi từ sau bữa họp gia đình đột xuất ấy, mấy nhà chúng tôi liền phân công nhau thay phiên đi chợ, nấu cơm, hoặc là mỗi nhà sẽ tự đảm nhiệm một món để tới trưa mang sang nhà ông bà cùng ăn. Nhà nào bố mẹ bận thì “cử” con cái sang nhà ông bà trước để phụ giúp bà việc bếp núc. Nhờ thế mà bà nội không còn phải tất bật lo cho con cháu nữa, mà bữa cơm trưa sum họp gia đình vẫn được duy trì. Thấy con cháu đã biết “sửa sai”, ông bà nội tôi vui lắm.

Ông nội tôi là vậy, rất cứng rắn và quy củ. Nhưng phải thừa nhận, nhiều quy định của ông đưa ra rất đúng giúp định hướng kịp thời cho con cháu điều hay lẽ phải. Vì thế mà cả nhà luôn kính trọng và nghe lời chỉ dạy của ông.

Xem thêm: Con sợ mất danh dự vì cha mẹ già ly hôn – Câu chuyện đáng suy ngẫm