Cuối đời mới nhìn rõ lòng con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Những tưởng sẽ được nhờ cậy con trai lúc cuối đời, cụ ông 70 tuổi vô cùng thất vọng trước sự vô tâm của con. Quyết đem hết gia tài cho con gái.

Cuối đời mới nhìn rõ lòng con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Những tưởng sẽ được nhờ cậy con trai lúc cuối đời, cụ ông 70 tuổi vô cùng thất vọng trước sự vô tâm của con. Quyết đem hết gia tài cho con gái.

Tôi tên là Tề Quốc Đồng, năm nay 70 tuổi, đã nghỉ hưu và có 2 người con, 1 trai 1 gái. Trước đây, tôi chưa bao giờ lo lắng về tuổi già, bởi tôi tin các con sẽ chăm sóc tốt cho mình.

Tôi không ngờ rằng những năm cuối đời của mình lại khó khăn đến vậy. Cách đây 2 năm, vợ tôi qua đời vì bệnh đột quỵ, thế là một mình tôi sống trong căn nhà rộng lớn ở quê. Lúc đầu, cuộc sống cũng khá bình thường, vì tôi có thể tự làm mọi thứ. Nhưng từ khi đổ bệnh nhập viện, tôi mới nhận ra cuộc sống của mình khó khăn và buồn tủi thế nào khi không có ai kề cạnh chăm sóc.

Vào một buổi sáng mùa đông, tôi vô tình giẫm phải vũng nước trơn và ngã xuống. Sau khi được hàng xóm đưa vào viện, bác sĩ chẩn đoán tôi bị gãy chân nặng, phải làm phẫu thuật ngay. Bệnh viện yêu cầu nộp cọc 70 triệu và có người nhà đến để ý giấy. Tôi thấy vậy thì nhanh chóng gọi điện cho con trai. Khi con tôi đến viện, nó nói rằng mình chỉ có thể đưa một nửa tiền, vì còn phải nộp tiền học cho con gái và đề nghị tôi gọi cho con gái để lo phần còn lại. Tôi vừa đau, vừa buồn trước hành động tính toán của con trai nhưng chẳng thể làm gì hơn. Khi con gái tôi đến nơi, con bé hốt hỏi hỏi cha có sao không, rồi nhanh chóng chạy đi nộp tiền để tôi được phẫu thuật.

Buổi tối hôm đó, con rể cũng tới viện, thằng bé còn mang theo bát cháo nóng bổ dưỡng được nấu từ nhà tới để tôi ăn cho mau lại sức. Các cháu ngoại cũng tới ríu rít hỏi thăm ông. Những ngày ở viện, tôi được con gái và con rể chăm sóc rất chu đáo. Con gái đã lo hết chi phí phẫu thuật và nằm viện cho tôi. Còn về phần con trai, tôi cảm thấy hụt hẫng vô cùng trước sự vô tâm của con trai và con dâu. Hai đứa luôn viện lý do bận rộn công việc để không phải vào viện thăm và chăm sóc tôi.

Khi tôi được xuất viện về nhà, bác sĩ yêu cầu cần có người nhà chăm sóc, thấy gia đình con gái đã vất vả nhiều nên tôi chủ động yêu cầu đến nhà con trai ở. Ngay khi dọn vào, tôi đã thấy thái độ không tốt của vợ chồng chúng nó, sự không hoan nghênh hiện rõ trên mặt.

Vì chân chưa phục hồi hoàn toàn nên tôi cần người đỡ mỗi lần đi lại, do tuổi cao nên tôi hay đi vệ sinh đêm. Mỗi lần tỉnh giấc nhờ con trai giúp đỡ, nó liền tức giận, càu nhàu không ngớt lời. Nó quát: “Bố đừng có uống nhiều nước nữa, đừng hành hạ con cháu nữa”.

Sau khi sức khỏe bình thường lại, tôi cũng chăm chỉ làm việc nhà để hỗ trợ các con, nhưng thái độ của chúng vẫn không thay đổi. Có lần, tôi lau nhà ướt khiến con dâu suýt ngã. Hôm sau, con dâu liền đem vali ra và yêu cầu tôi rời khỏi nhà. Tôi ngơ ngác trước hành động này của con, tôi chưa từng nghĩ cuối đời mình lại bị con dâu đuổi khỏi nhà.

Tôi gọi điện cho con gái mà không kìm được nước mắt. Con gái thấy tôi khóc thì hoảng hốt, liên tục hỏi có chuyện gì xảy ra. Tôi không nói thật mà chỉ bảo con đến đón về nhà ở một thời gian. Dọn sang nhà con gái tôi mới thực sự được sống, con gái, con rể và các cháu, ai cũng quan tâm chăm sóc khiến tôi thấy rất vui và hạnh phúc. Trong khoảng thời gian này, con trai tôi chỉ thỉnh thoảng gọi điện 1-2 lần hỏi thăm suông, khiến tôi thật sự rất thất vọng, mất hết niềm tin vào con.

Gần đây, ngôi nhà ở quê của tôi được đưa vào diện phá dỡ, nên tôi được nhận một khoản tiền bồi thường khá lớn, lên đến 7 tỷ đồng. Tôi quyết định giữ lại 2 tỷ để gửi tiết kiệm, còn lại tôi đem cho con gái hết. Tôi quyết không chia con trai và con dâu một phân tiền nào.

Khi nghe quyết định của tôi, con gái đã khuyên tôi nên chia đều cho anh trai để tránh mâu thuẫn, xích mích. Còn con trai khi biết tin cũng gọi điện hờn trách tôi: “Cha suy nghĩ cho thật kỹ vào, đừng quên con gái gả đi là con người ta, sau này cuối đời cha chỉ có thể dựa vào con trai và con dâu thôi”.

Nghe những lời con nói mà nỗi thất vọng trong tôi lại càng dân tràn, tôi không chịu được nữa, quyết định giáo huấn con một trận: “Dù lớn tuổi nhưng tôi vẫn đủ minh mẫn, ai đối xử tốt với tôi, tôi sẽ đối xử lại như vậy. Còn vợ chồng nhà anh thì đừng mong nhận được đồng nào từ tôi".

Sau cuộc trò chuyện đó, tôi thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn hẳn. Tôi làm theo đúng quyết định của mình và tận hưởng những năm cuối đời bình yên bên con cháu.

Xem thêm: Tất cả vì cháu nội – Câu chuyện đáng suy ngẫm