“Cô còi” của những đứa trẻ vùng rẻo cao Hà Giang

“Cô còi” – biệt anh thân thương mà những đứa trẻ vùng cao dùng để gọi cô giáo Hoàng Thị Lan Hương, giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội, Bí thư Chi đoàn Trường THCS xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

“Cô còi” của những đứa trẻ vùng rẻo cao Hà Giang

“Cô còi” – biệt anh thân thương mà những đứa trẻ vùng cao dùng để gọi cô giáo Hoàng Thị Lan Hương, giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội, Bí thư Chi đoàn Trường THCS xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Trường THCS Tùng Vài thuộc xã biên giới, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, cô Hương từ nhà chạy xe máy vượt quãng đường đèo 15km để đến trường. Với thân hình nhỏ bé, nhiều đoạn dốc núi cheo leo, hiểm trở cô phải dắt bộ, thế mà ngày nào trên xe máy của “cô còi” cũng chở lỉnh kỉnh đủ thứ đồ nào là quần áo cũ, giày dép, đồ dùng học tập, có khi là mớ rau, hộp muối vừng, giỏ trứng,… cô lấy từ nhà, xin từ hàng xóm, từ những mạnh thường quân quyên góp. Những thứ đồ đạc ấy có cũ có mới, có nhỏ có to, nhưng đều chan chứa tình yêu thương.

Nhìn vào những em học trò nhỏ, hằng ngày phải đi bộ đến trường với túi cơm trắng nguội ngắt cùng mấy củ măng rừng, muối vừng,… làm thức ăn trưa cô Hương như bắt gặp hình ảnh của mình từ ngày xưa. Cô Hương là người dân tộc Nùng, gia đình nghèo khó, nhờ vào tình yêu thương, sự giúp đỡ của thầy cô giáo, từ một đứa trẻ tự ti, cô bé Hương ngày nào đã vượt qua nghèo khó, trở thành cô giáo mang tri thức về bản làng. Vì thế, cô Hương luôn nỗ lực chia sẻ với các em học sinh của mình từ những điều nhỏ nhất để các em vươn lên học tập, thay đổi cuộc sống của chính mình, cống hiến nhiều hơn cho gia đình và xã hội.

Cô Hương chia sẻ, học sinh Trường THCS xã Tùng Vài chủ yếu là dân tộc Mông, Dao. Các em rất nhút nhát, thường giao tiếp với cô bằng tiếng dân tộc, ngại dùng tiếng Kinh. Thế là cô Hương phải học tiếng dân tộc của các em để có thể trò chuyện, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng. Bên cạnh đó, cô còi cũng luôn nỗ lực sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, thuyết trình,… để các em học sinh mạnh dạn hơn, tự tin hơn trước đám đông. Vì người thấp nhỏ, mỗi lần tập văn nghệ hay hướng dẫn các hoạt động cho học sinh toàn trường, cô Hương ghép 2 cái bàn lại với nhau rồi đứng lên đó để cho tất cả các em dễ nhìn thấy.

“Có lần vào trường thấy các em rụt rè quá, tôi hô to “Có ai thi trồng cây chuối với cô không?”, các em ngơ ngác nhìn nhau rồi reo hò hưởng ứng, chạy đến bao vây lấy tôi đầy phấn khích. Chỉ một hành động nhỏ đó thôi là cô trò có thể xích lại gần nhau hơn”, cô Hương chia sẻ.

Cô giáo “còi” - Hoàng Thị Lan Hương cũng bày tỏ, sự trưởng thành của mỗi em học sinh chính là niềm vui, nguồn động lực thôi thúc cô không ngừng nỗ lực, cống hiến bằng lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu trẻ. 

Xem thêm: