Bà nội làm điệp viên – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Không cần qua đào tạo, chỉ với một chiếc điện thoại, bà nội đã trở thành điệp viên của cả nhà. Nhờ những thông tin tình báo của bà mà mọi người có điều kiện xích lại gần nhau hơn.

Bà nội làm điệp viên – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Không cần qua đào tạo, chỉ với một chiếc điện thoại, bà nội đã trở thành điệp viên của cả nhà. Nhờ những thông tin tình báo của bà mà mọi người có điều kiện xích lại gần nhau hơn.

Thông báo: Ông nội hôm qua bị sốt nhưng không chịu ăn uống gì, các con các cháu bố trí thời gian về hỏi thăm sức khỏe ông, đặc biệt là các cháu Bông, Cún, Nghé.

Hôm đó, trong nhóm zalo chung của cả nhà xuất hiện dòng tin nhắn của bà nội gửi tới với nội dung như trên. Người đọc được đầu tiên là bác dâu cả, đọc xong bác liền hồi âm: “Chúng con nhận được tin rồi ạ! Chúng con sẽ gọi điện để hỏi thăm sức khỏe của ông. Mẹ yên tâm ạ!”.

Bà nội nhắn lại ngay: “Các con phải thật tự nhiên, không được để ông nghi ngờ”.

Mấy phút sau, đến lượt cháu Bông trả lời: “Trưa nay tan học, cháu sẽ ghé qua nhà ông bà để thăm ông. Bà nội yên tâm, có cháu ra tay ông sẽ chấp nhận trị bệnh ngay”.

Bà nội nhắn lại: “Ông ăn ít lắm. Cháu xem có món gì ngon thì mua về cho ông bồi dưỡng”.

Bống nhắn tin trả lời: “Vậy trưa cháu về nấu cháo, chiều sẽ mang đến cho ông ạ!”.

Đúng hẹn, chiều đóBống đến nhà thăm ông, tay cầm theo tô cháo thịt bò khoe ông: “Cháu đang học nấu ăn, đây là sản phẩm đầu tay của cháu. Ông ăn rồi góp ý cho cháu nhé!”.

Chẳng để ông kịp từ chối, Bống múc cháo ra bát nhỏ rồi ấn vào tay ông. “Ông mà không ăn là cháu giận đó nhé!”, Bống nói “đòn phủ đầu” trước.

Trong số các cháu, ông nội nể Bống nhất vì Bống học rất giỏi, hiện đang là sinh viên năm cuối đại học Kinh tế quốc dân. Ông coi Bống như người lớn, lời nói rất có sức nặng nên “ngoan ngoãn” nghe lời ăn hết bát cháo Bống nấu, còn gật đầu tấm tắc khen ngon.

Bống chào ông bà về. Vừa khuất một đoạn, Bống nhận được ngay tin nhắn của bà nội gửi tới: “Ông nội đã ăn hết cháo mà Bống mang tới. Vậy là tốt rồi. Giờ ông đang ngủ. Các con cháu lát nữa hãy gọi điện tới”.

Một lát lâu sau đó, áng chừng ông đã ngủ dậy, bác cả mới gọi điện tới, sau đó đến lượt bác thứ. Ban đầu là những câu chuyện vu vơ, sau đó thì dẫn qua chuyện sức khỏe của ông, dặn dò ông đang trở trời nhớ mặc cho đủ ấm.

Sau các cuộc điện thoại, bà nội lại nhắn tin “báo cáo” trên zalo cho mọi người: “Ông đang thắc mắc hôm nay sao con cháu gọi điện cho ông nhiều thế. Bà bảo vì các con, các cháu quan tâm đến ông thôi. Ông tin và cảm động lắm. Bà cảm ơn các con, cháu”.

Cháu Cún nhắn tin trả lời ngay: “Ngày mai cháu sẽ vẽ tranh tặng cho ông nội. Có tranh của cháu ông nội sẽ có động lựa mau khỏe lại thôi”.

Bố mẹ cháu Nghé thì nhắn: “Mai nhà con mang cho ông hộp sữa để ông bồi bổ. Bà nhớ pha rồi nhắc ông uống mỗi ngày cho lại sức nhé!’.

Bà nội nhắn: “Đồng ý với các con, cháu”.

Cứ như vậy, chủ đề ông nội bị ốm được mọi người rôm rả chuyện trò cả ngày hôm đó. Nhờ những tin nhắn cập nhập liên tục tình hình sức khỏe ông của bà mà cả nhà yên tâm hơn hẳn.

Trước đây, bà nội không biết nhiều về công nghệ. Bà chẳng xài điện thoại nên mạng xã hội như zalo, facebook càng xa lạ. Thế rồi, tình cờ được cháu Bông hướng dẫn, dụ dỗ sử dụng. Ban đầu dùng chỉ với mục đích khỏi lạc hậu với thời đại, rồi dần dần bà nội nhận ra mạng xã hội có thể giúp bà gắn kết con cháu. Thế là bà mày mò học hỏi, rồi tự lập ra các nhóm zalo khác nhau để trò chuyện với con cháu. Nào thì nhóm của ông bà và các cháu, nhóm bà và các con trai, con dâu. Tùy từng chủ đề, ý định mà bà soạn tin cho phù hợp rồi đăng vào từng nhóm. Lúc thì bà bàn riêng với các cháu bí mật tổ chức sinh nhật cho cô con dâu cả như thế nào, nên mua quà gì cho hợp lý. Lúc thì bà lại thông báo với gia đình con trai cả “vợ chồng cậu hai đang có khúc mắc, cần mọi người đề xuất phương án giải cứu”. Theo thông tin được bà cung cấp, anh em, con cháu… lại xúm vào, bàn cách cùng giải quyết, giúp nhau gỡ khó.

Có lần, cháu Bống hỏi bà: “Sao bà không học tình báo mà tin gì bà cũng biết, chẳng khác nào điệp viên 007 của cả nhà”.

Bà cười tươi bảo: “Bà phải giương ăng-ten lên quan sát vì bà muốn gìn giữ cho tổ ấm của gia đình mình mãi bền vững, cháu ạ”.

Xem thêm: Học tuyệt chiêu bán hàng đỉnh cao từ câu chuyện "Ớt có cay không?"