10 năm chăm sóc vẫn không bằng em trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dốc lòng chăm sóc mẹ ruột 10 năm ròng rã, ngày bán đất mẹ lại lén đưa hết tiền cho em trai, tôi cay đắng làm một việc khiến mẹ và các em ngỡ ngàng.

10 năm chăm sóc vẫn không bằng em trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dốc lòng chăm sóc mẹ ruột 10 năm ròng rã, ngày bán đất mẹ lại lén đưa hết tiền cho em trai, tôi cay đắng làm một việc khiến mẹ và các em ngỡ ngàng.

10 năm trước, mẹ tôi 70 tuổi, vì lo cho mẹ sức khỏe yếu lại ở một mình, hai em trai khi đó đang trong giai đoạn khởi nghiệp không có nhiều thời gian để ý tới mẹ nên tôi đón bà lên thành phố sống cùng. Từ đó đến nay bà sống với vợ chồng tôi, được chúng tôi yêu thương, quan tâm săn sóc.

Ở quê mẹ có căn nhà cũ gần 100m2 và 2 mẫu đất. Bất ngờ năm nay khu vực đó được quay hoạch làm đường cao tốc nên mẹ được đền bù khoảng 1.000.000 NDY (khoảng 3.4 tỷ đồng). Chuyện lớn như vậy mà mẹ và hai em trăng chẳng hé răng nói với vợ chồng tôi nửa lời. Cả ba lặng lẽ xử lý mọi chuyện qua điện thoại không để cho vợ chồng tôi biết tin.

Một hôm nọ, hai em trai bất ngờ lên thăm mẹ, ban đầu tôi rất vui vẻ vì lâu rồi hai em mới đến nhà, nên bảo hai em ngồi chơi với mẹ để tôi đi chợ mua món gì ngon ngon về nấu. Nào ngờ lúc tôi đi chợ về lại vô tình nghe thấy cả ba đang nói chuyện. “Số tiền đền bù đất các con cứ lấy chia cho nhau. Con trai mới là người thừa kế trong nhà, con gái đi lấy chồng là con người ta rồi”, mẹ tôi thủ thỉ với hai em trai như thế rồi dứt khoát ký giấy đồng ý cho hai em kế thừa toàn bộ tài sản.

Tôi nghe xong chỉ biết cười ra nước mắt, 10 năm chăm sóc đổi lại mẹ chỉ xem tôi là “người ngoài”. Tủi thân, ấm ức không chịu được, cuối tuần đó tôi nói với mẹ: “Mẹ, hôm nay là cuối tuần, vợ chồng con đưa mẹ về thăm vợ chồng hai em trai, lâu rồi mẹ cũng chưa về quê”. Mẹ tôi nghe vậy thì mừng lắm, bà vội vàng thu dọn đồ đạc vui vẻ ra ngoài cùng chúng tôi.

Hai em trai tôi sống cùng một khu chung cư. Lúc thấy vợ chồng tôi dẫn mẹ đến thì em trai thứ hai cằn nhằn: “Chị đến sao không báo trước để em còn đi chợ”. Tôi đáp: “Em hỏi mẹ muốn ăn gì thì mua, vợ chồng chị còn có việc không ăn cơm ở nhà”. Vậy là sau khi dìu mẹ vào nhà, vợ chồng chúng tôi chạy xe thẳng về thành phố.

Khoảng 4 giờ chiều mẹ gọi điện hỏi chúng tôi xong việc chưa, khi nào quay lại đón bà. Tôi nói thẳng với mẹ rằng: “Chúng con đã về thành phố rồi, sẽ không quay lại đón mẹ nữa. Mẹ cứ yên tâm mà dưỡng lão ở nhà hai em trai đi”.

Mẹ tôi khó hiểu hỏi lại: “Có chuyện gì vậy? Lúc đến vẫn còn bình thường sao tự dưng con lại để mẹ ở nhà các em?”.

Tôi bảo: “Con có đối xử tốt với mẹ đến đâu cũng chẳng thể bằng hai con trai của mẹ. 10 năm qua vợ chồng con hết lòng chăm sóc, hiếu kính mẹ, thế mà mẹ bán đất lại chẳng nói với chúng con một câu, đã vậy còn chia hết tiền cho hai em. Thôi thì mẹ cứ ở nhà em trai mà dưỡng già, con gái lấy chồng là người lạ nên không xen vào chuyện nhà mẹ nữa”.

Vì mẹ để loa ngoài nên em trai tôi cũng nghe thấy, em ấy cầm điện thoại hét lên: “Chị làm như vậy là không đúng. Mẹ ở nhà chị đang yên đang lành sao lại tự dưng đưa mẹ đến đây? Em phải ăn nói thế nào với vợ em? Chị mau đón mẹ về đi, chăm sóc mẹ là trách nhiệm của con gái!”.

Tôi đáp trả: “Thế sao lúc mẹ chia tài sản lại chỉ nghĩ tới con trai, xem con gái như người ngoài. Mẹ ở nhà chị 10 năm rồi, giờ cũng đến lượt các em. Em với em út mỗi người nuôi mẹ 10 năm, 20 năm nữa rồi hãy đến tìm chị”.

Em trai tôi nghe vậy thì cãi lại: "Tiền là mẹ tự nguyện cho em, chị không có phần thì tự đi mà xin mẹ, liên quan gì đến em”.

Nghe vậy, tôi thất vọng lắc đầu, cúp điện thoại không muốn tranh cãi nữa.

Những ngày sau đó em trai liên tục gọi điện nói rằng mẹ bị sốc sau khi nghe những lời tôi nói, không chịu ăn uống gì. Em trai bắt tôi về xin lỗi và đón mẹ nhưng tôi nhất quyết không đồng ý. Thực ra tôi chẳng phải người ham tiền, cái tôi mong muốn là sự công bằng trong tình cảm của mẹ. Giá như mẹ chủ động nói mọi chuyện trước với tôi thay vì lén lút chia tiền cho các em trai. Giá như mẹ không nói những lời khiến tôi tổn thương như vậy thì mọi chuyện có lẽ đã khác…

Xem thêm: Dạy con khéo quá – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm