Làm sao để trẻ hay cãi lại sẽ ngoan ngoãn, hiểu chuyện trong phút chốc: Ba cách phản ứng bố mẹ nên áp dụng

Trẻ hay cãi lại không hẳn là xấu. Điều này cho thấy chúng có chính kiến, dám nêu quan điểm bản thân. Nếu cha mẹ giáo dục đúng đắn, tương lai trẻ sẽ trở thành những con người thành đạt.

Thùy Nguyễn
19:54 10/01/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhiều bố mẹ trong quá trình nuôi dạy con quan niệm rằng: Người lớn luôn đúng, trẻ con phải nghe theo và không được cãi. Khi con bắt đầu biết cãi lại, bố mẹ cho rằng con hỗn láo, ngỗ ngược. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. 

Việc trẻ hay tranh cãi không hẳn là xấu. Điều này chứng tỏ đứa trẻ có chính kiến, tư duy độc lập, dám nêu ra quan điểm và ý kiến của mình. Do đó, chỉ cần giáo dục và định hướng đúng đắn, sau này chúng sẽ trở thành những con người thành đạt.

Tại sao bố mẹ tức giận khi con cãi lại?

Bố mẹ luôn cho rằng mình là người lớn, là người đẻ ra con nên nói gì phải nghe nấy. Khi con thể hiện ý kiến khác, họ cho rằng quyền uy của mình bị đe dọa, cảm thấy tức giận và bị xúc phạm.

lam-sao-de-tre-hay-cai-lai-tro-nen-ngoan-ngoan-hieu-chuyen-1

Thông thường, bố mẹ sẽ la mắng, hạ thấp con mình mà không chịu giải thích cho con hiểu. Thậm chí trong nhiều trường hợp, phụ huynh sẽ nổi giận và dùng bạo lực với con, khiến con tổn thương về vật chất và để lại bóng đen tâm lý, ảnh hưởng tới nhân cách con trẻ sau này.

Vì sai trẻ cãi lại bố mẹ?

Mỗi đứa trẻ đều trải qua quá trình phát triển tư duy về sự vật, sự việc, nhận thức bản thân. Từ 2-3 tuổi, trẻ đã có khả năng nhận thức nhất định. Trẻ muốn thể hiện cái tôi của mình bằng cách phản bác lại bố mẹ.

Lớn hơn một chút, trẻ hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh, là một cá nhân có tư duy độc lập, suy nghĩ và quan điểm riêng. Từ đó, trẻ dễ dàng bày tỏ quan điểm của mình. Vì thế, không thể đánh đồng việc trẻ cãi lại bố mẹ là không tôn trọng hay hỗn láo với người lớn. 

Một số phụ huynh châm biếm, la mắng, bêu rếu khi con làm sai. Cách ứng xử không đúng này khiến trẻ cảm thấy không được tôn trọng và tin tưởng, trở nên phản kháng. Ngoài ra, bố mẹ thường xuyên thất hứa cũng khiến trẻ bất tình. Cảm thấy bị lừa dối, trẻ sẽ dần hình thành tính cách phản kháng và đối đầu. Sau tất cả, trẻ chỉ muốn được chú ý và tôn trọng.  

Bố mẹ nên làm gì?

Theo giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn (giảng viên trường ĐH cảnh sát Trung Quốc), những đứa trẻ bắt đầu biết phản bác, cãi lại không hẳn xấu. Bố mẹ cần biết cách định hướng để trẻ hiểu được cách nói thế nào cho đúng.  

Hãy nghe con nói hết câu

lam-sao-de-tre-hay-cai-lai-tro-nen-ngoan-ngoan-hieu-chuyen-3

Trong thời điểm nhạy cảm này, đứa trẻ vốn đang xúc động, thậm chí còn kích động. Bố mẹ không nên ngắt lời con, để con có cơ hội nói hết câu, hết ý. Hãy là người lắng nghe con cái, để con trút bỏ hết cảm xúc tiêu cực và có cái nhìn toàn diện hơn về câu chuyện của con.

Giúp con định danh cảm xúc

Bố mẹ hãy giúp trẻ gọi tên những cảm xúc mà chúng đang trải qua, cho trẻ hiểu được không có gì là sai trái khi có cảm xúc như vậy. Tuy nhiên, cách hành động của con lại chưa được đúng đắn. 

Chỉ ra cảm xúc của trẻ, bố mẹ sẽ giúp trẻ hướng đến cách bày tỏ cảm xúc tích cực, giải tỏa được bức xúc hiện hữu.  

Giao quyền chủ động cho con

Việc trẻ cãi lại thực chất là muốn được bố mẹ chú ý và tôn trọng. Vì thế, bố mẹ không nên chỉ chăm chăm đặt ra các quy định theo ý mình. Hãy cho con quyền chủ động, con sẽ tìm cách tự giải quyết vấn đề.

Với cách này, phụ huynh có thể “lùi một bước để tiến ba bước”, không những không đánh mất uy quyền của bản thân mà còn giúp con ngoan ngoãn, sống trách nhiệm hơn.  

Xem thêm: Để con chịu khổ: Bí quyết giáo dục của cha mẹ khôn ngoan

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận