Phật dạy không nóng giận để diệt trừ phiền não và khổ đau

Dù làm gì đúng hay sai mỗi người đều không nên nổi nóng. Vì nổi nóng chỉ khiến cuộc sống của người đó càng bế tắc, nếu thông minh thì cần suy nghĩ thấu đáo về điều này.

Hoài Lương
06:00 25/07/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ai cũng biết câu "nhịn một điều thì chín điều lành". Làm cái gì mà người đó biết nhẫn nhịn thì sẽ vượt qua được mọi nghịch cảnh, không bị những điều xấu xảy ra. Trong khi đó nhiều người luôn thích nổi nóng, mà với những người này, họ luôn nghĩ ra một mớ lí do để bào chữa cho chính mình.

Tuy nhiên những người không tức giận chỉ có một lý do, đó là họ không muốn cảm xúc bản thân mình bị ảnh hưởng bởi những người khác và quan trọng hơn là họ không muốn để bản thân đi quá giới hạn của chính mình.

phat-day-khong-ngong-gian-de-diet-tru-phien-nao-va-kho-dau-1
Những người thường tức giận mọi lúc, mọi nơi, với bất kì ai thì không thể kiểm soát cảm xúc của mình và họ có khả năng gặp phải những thất bại trong cuộc sống

Những người thường tức giận mọi lúc, mọi nơi, với bất kì ai thì không thể kiểm soát cảm xúc của mình và họ có khả năng gặp phải những thất bại trong cuộc sống lẫn trong sự nghiệp.

Tác phẩm “Binh pháp Tôn Tử” có viết rằng: “Chủ tướng không thể khởi binh khi đang tức giận và không thể chiến đấu khi lòng bực bội”, ngay cả khi anh ta là một người có khả năng tuyệt vời, anh ta sẽ không đi được quá xa nếu hành động trong lúc nóng nảy. Vậy làm cách nào để bớt nóng nảy?

1. Học cách dịu dàng

Răng người thì cứng còn lưỡi thì mềm. Ở cuối đời, răng sẽ không còn nữa nhưng lưỡi thì ngược lại. Thế nên hãy học cách dịu dàng để cuộc sống của bạn có thể lâu dài hơn.

Tục ngữ có câu: Trong cương có nhu, trong nhu có cương. Cứng nhắc, thẳng thắn quá nhiều khi cũng không tốt mà mềm yếu, nhu nhược quá cũng chẳng xong. Tuy nhiên nếu biết hòa hợp sẽ làm nên chuyện lớn.

2. Học cách quý trọng sức khỏe

Chúng ta luôn nói rằng phải hiếu thuận với bố mẹ, có rất nhiều cách thể hiện, tuy nhiên nhất định là phải chăm sóc tốt cho bản thân mình để bố mẹ không phải lo lắng. Có câu nói rằng: “Thân thể là bố mẹ ban cho, không làm tổn hại thân thể của mình chính là đạo hiếu”.

Trong công việc, vì để sinh tồn, có lẽ chúng ta không thể không bận rộn, thức đêm, ngủ không đủ giấc. Nhưng hãy nhớ rằng dù bạn có đi bao xa, bay cao đến đâu, điều mà bố mẹ quan tâm nhất vẫn là sức khỏe của bạn.

Muốn sống khỏe thì nhất định cần phải duy trì sức khỏe tốt. Sức khỏe tốt không chỉ tốt cho bạn mà còn khiến bạn bè và gia đình cảm thấy thoải mái, thế nên đó cũng là hành động thể hiện lòng hiếu thảo.

3. Học cách nhẫn nại

Đôi khi, đứng trước vấn đề khó giải quyết bạn hãy bình tĩnh và lùi lại một bước. Nhẫn nại để giải quyết, để hóa giải, biến chuyện dữ hóa lành, biến những chuyện lớn hóa những điều nhỏ nhặt, còn chuyện nhỏ nhặt thành không có gì bằng năng lực và trí tuệ của mình.

Với sự kiên nhẫn, chúng ta có thể phân biệt điều tốt và điều xấu, thiện và ác, đúng và sai và tìm cách giải quyết hợp tình, hợp lý và hợp pháp.

4. Học cách nhận lỗi

Con người thường không thừa nhận sai lầm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác, họ luôn cho rằng bản thân họ đúng còn người khác thì làm sai.

Người ta thường đổ lỗi cho cha mẹ, bạn bè, người xa lạ, kể cả trẻ em hoặc những người không tốt với bản thân họ. Họ chẳng mất gì mà còn có thể giải tỏa cơn tức giận trong lòng mình trong khi người khác lại phải chịu trận. Trên thực tế, đổ lỗi cho người khác là một hành động hết sức sai lầm.

Hành động này làm tổn thương người khác và có thể giết chết các mối quan hệ của bạn. Học cách thừa nhận sai lầm là một hành động tuyệt vời, chứng tỏ bạn đã trưởng thành và dám chịu trách nhiệm cho những việc mình làm.

phat-day-khong-ngong-gian-de-diet-tru-phien-nao-va-kho-dau-2
Học cách thừa nhận sai lầm là một hành động tuyệt vời, chứng tỏ bạn đã trưởng thành và dám chịu trách nhiệm

5. Học cách buông bỏ kịp lúc

Thực ra, cuộc sống này cũng giống như một chiếc vali. Khi bạn cần nó, hãy xách hoặc kéo nó. Khi bạn không cần nó, hãy đặt nó xuống. Đừng ôm nó đến nỗi mỏi cả tay cũng không bỏ xuống, làm thế thì chỉ có bạn mệt thôi. Cuộc đời mỗi người thì có hạn, hãy biết cách buông tay kịp lúc.

6. Ngưng ghen tị trước thành tựu của người khác

Nhiều người trong số chúng ta cảm thấy không vui, thậm chí ghen tức khi nhìn thấy người khác thành công. Nên nhớ rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, họ đã đánh đổi những gì trong khi bạn không làm gì cả.

Nếu muốn thành công như họ, hãy nỗ lực bằng hoặc gấp nhiều lần họ, bạn sẽ có được thứ bạn muốn. Bằng không, hãy hạnh phúc khi bạn nhìn thấy bạn bè hay đồng nghiệp của bạn thành công, bạn nên thấu cảm khi nhìn thấy những người tốt và những điều tốt vẫn còn đâu đó quanh mình.

7. Học cách giao tiếp

Không biết cách giao tiếp có thể dẫn đến không phân biệt rõ đúng và sai, dẫn đến tranh chấp và gây ra hiểu lầm. Giao tiếp là sự hiểu biết và thấu hiểu lẫn nhau, từ đó giúp đỡ lẫn nhau. Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết cho vừa lòng hai bên mà không phải giao tiếp? Khi bạn giao tiếp kém, bạn đã chịu đựng bao nhiêu mất mát? Có thực sự biết cách ăn nói sẽ có lợi cho bạn?

Bạn càng biết cách ăn nói, càng có nhiều người khác hạnh phúc. Một khi họ hạnh phúc, họ càng thích trò chuyện với bạn. Càng có nhiều người thích bạn, họ càng sẵn sàng giúp đỡ bạn, bạn sẽ có một cuộc sống tốt hơn.Tuy nhiên hãy nhớ, khéo ăn nói là biết cách nói chuyện chứ không phải nịnh bợ, ai nói gì cũng cho là đúng hoặc ăn không nói có vì sợ phật ý người khác.

Phật dạy người hay nóng giận

Phật khuyên mọi người chúng ta không nên nóng giận. Phật không phân biệt nóng giận vì có lý do chính đáng hay không chính đáng, hợp lý hay không hợp lý. Ngài cũng không nói rõ là trong những trường hợp nào thì không nên nóng giận và cũng không bảo chúng ta phải dùng phương cách nào để diệt trừ cơn nóng giận.

Điều làm Ngài quan tâm là trạng thái tinh thần của con người khi nóng giận. Ngài cho rằng lúc nóng giận thì con người không còn đủ bình tĩnh để kiểm soát hành vi và ngôn ngữ của mình.

Phật khuyên vắn tắt là Không Nên Nóng Giận dầu rằng bộc lộ cử chỉ phẫn nộ nhiều khi có thể làm dịu bớt sự bực bội trong lòng, nhưng điều đó sẽ đem lại phiền não cho người giận cũng như cho người bị giận.

phat-day-khong-ngong-gian-de-diet-tru-phien-nao-va-kho-dau-3
Đức Phật biết rằng lúc nóng giận thì con người không còn đủ bình tĩnh để kiểm soát hành vi và ngôn ngữ của mình.

Phật nói : “Hãy từ bỏ nóng giận thì phiền não sẽ không đến với các người”.

Mục tiêu chính yếu của Giáo lý Đạo Phật là “Diệt trừ phiền não và mọi khổ đau” nên Phật đã lưu ý đến việc khuyên chúng sinh từ bỏ nóng giận, vì đó là nguyên do tạo ra phiền não.

Không giận hờn là giữ được bình tĩnh trước những cảnh trái ý nghịch lòng. Giận hờn là tính xấu tai hại chẳng khác ngọn lửa tàn bạo, đốt cháy cả người giận lẫn những người chung quanh.

Kinh Hoa Nghiêm có nói : “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, là “Một ý niệm giận hờn nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở ra”.

Và tiếp theo còn nói “Nhất sân chi hoả, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn” là “Lửa giận hờn một khi đã phát ra, có thể đốt cháy và làm tiêu tan muôn mẫu núi rừng công đức”.

Khổng giáo cũng nói “Nhẫn nhất thời chi khí, miễn bá nhật chi ưu” nghĩa là “Dằn cơn giận trong một lúc thì khỏi ưu phiền cả trăm ngày”.

Bao nhiêu phiền não xảy đến đều do ta chẳng biết dằn cơn giận mà ra. Phật khuyên ta nên lấy lòng từ bi và tính ôn hoà để thắng phẫn nộ. Đồng thời ta còn phải thận trọng lời nói, giữ gìn ngôn ngữ cho nhẹ nhàng, đúng đắn và không bao giờ nên thốt ra những lời nặng nề thô lỗ làm đau lòng người khác.

Điều khó nhất là diệt trừ phẫn nộ ngay từ trong tâm. Khi tâm ta không còn nghĩ đến giận hờn thì tự nhiên cơn phẫn nộ sẽ không bộc phát. Và khi tập được tánh không giận hờn thì ta có được đức tính nhẫn nhục cao quý. Ta sẽ dùng tình thương và lòng bao dung để đáp lại mọi trường hợp mà người phàm tục cho là đáng giận, trong những lúc họ tranh giành phải trái hơn thua với nhau.

7 lời dạy của Đức Phật về khẩu nghiệp: Tu khẩu là tu hơn nửa đời người

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận