Mong ước "biến thành chiếc điện thoại để được bố mẹ yêu thương" của bé trai khiến các bậc phụ huynh thức tỉnh

Với sự phát triển của công nghệ, chiếc điện thoại thông minh trở thành vật bất ly thân của nhiều bậc cha mẹ. Thế nhưng, là cha mẹ, chúng ta hãy nên cân đối thời gian, sắp xếp để có thể chơi cùng con nhiều hơn.

Loan Nguyễn
07:59 13/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bài tập làm văn "Điều ước của con" và câu trả lời của đáng suy ngẫm

Cô giáo tiểu học sau khi dọn dẹp xong việc nhà bếp núc buổi tối, bắt đầu ngồi vào bàn chấm bài cho học sinh. Chồng cô ngồi bên cạnh, tay cầm điện thoại, đang cố gắng phá vỡ kỷ lục của mấy trò chơi mà anh dày công nghiên cứu nhiều ngày nay. Bầu không khí yên lặng bỗng nhiên bị phá vỡ bởi tiếng sụt sịt của người vợ.

Chồng cô quay sang thấy vợ đang rơm rớm nước mắt  nên hỏi: "Sao tự nhiên em lại khóc? Có chuyện gì à?".

Người vợ vẫn chưa thể kìm nén được xúc động: "Hôm qua em giao bài tập làm văn cho tụi nhỏ lớp 3, viết về chủ đề 'Điều ước của con'...".

Người chồng trên tay vẫn cầm điện thoại, mắt không rời khỏi màn hình, tiếp tục hỏi vợ: "Anh hiểu rồi, nhưng vì sao em lại khóc".

"Bài văn cuối cùng này đã làm em khóc", người vợ nói.

Anh chồng không giấu nổi sự tò mò, ngẩng mặt lên hỏi vợ đầy ái ngại: "Bài văn của một đứa trẻ con cũng khiến em khóc được sao?".

Lúc này, người vợ chậm rãi đọc, nước mắt vẫn lăn trên gò má: "Ước mơ của con là trở thành một chiếc điện thoại di động. Bố mẹ con yêu điện thoại di động lắm. Đến mức con cảm thấy bố mẹ quan tâm đến điện thoại còn hơn quan tâm đến con. Khi bố đi làm về, dù rất mệt mỏi nhưng bố vẫn chỉ ngồi bấm điện thoại di động chứ chẳng nhớ gì đến con.

Khi bận bịu việc gì quan trọng, nếu bất chợt có chuông điện thoại reo, bố mẹ sẽ ngay lập tức nhấc máy nghe. Thế nhưng lúc con khóc thì bố mẹ lại chẳng sốt sắng đến thế. Bố mẹ thích chơi trò chơi trên điện thoại di động chứ chẳng muốn chơi cùng con. Khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại, bố mẹ cũng chẳng bao giờ thèm nghe con nói gì, cho dù con có chuyện rất quan trọng muốn chia sẻ. Vì thế, con chỉ ước được làm một chiếc điện thoại di động".

dien-thoai-thong-minh-khien-cha-me-va-con-cai-tro-nen-xa-cach-1

Người chồng lắng nghe xong bài văn, dừng lại vài giây, rồi hỏi vợ: "Trò nào viết bài này vậy em?"

Cô nghẹn ngào quay sang nhìn chồng, với cặp mắt đầy nước, trả lời: "Con trai của chúng ta".

Lời trách móc của bé trai: “Mẹ thương điện thoại hơn con”

Câu chuyện "Mẹ thương điện thoại hơn con" khiến bất kỳ bậc phụ huynh nào - những người ngày ngày cầm điện thoại trên tay không rời - phải thực sự suy ngẫm.

Khi cậu con trai 8 tuổi nhiều lần nói con không đi học để mẹ khỏi ôm điện thoại kiếm tiền. Vài lần đầu, tôi cho rằng con chỉ đang làm nũng để được tôi quan tâm hơn. Và rằng, tôi làm nhiều việc cần đến điện thoại thì mới có thể lo cho con học hành, cái ăn cái mặc, mua đồ chơi, mua thuốc, đi du lịch... Tất cả đều nhờ đến chiếc điện thoại, thì làm sao mà tôi có thể rời xa nó được.

Thật ra, đó là suy nghĩ bao biện cho việc nghiện điện thoại của mình. Với tính chất công việc của một nhân viên trực điện thoại cho công ty thảo dược, không nhất thiết lúc nào tôi cũng phải cầm điện thoại trên tay như thế.

Con tôi có lần phản ứng, bảo rằng sẽ không ăn, không đi học, không uống thuốc, không cần đi du lịch, để mẹ không phải cầm điện thoại kiếm tiền. Con tôi bảo chỉ cần mẹ chơi cùng nhưng những đồ chơi của con, hay trò con thích chơi, tôi lại chẳng thể chơi cùng được.

Dù con trai gợi ý cho tôi cách để có thể cùng chơi với con, nhưng tôi vô cùng uể oải, nhanh chán nản vì cứ bồn chồn trong lòng, nghĩ xem liệu bạn bè đã thích ảnh tôi đăng nhiều chưa, đã bình luận gì về dòng trạng thái tôi đăng. Rồi tôi tự hỏi trong đầu, không biết khách có nhắn tin cho tôi không? Nếu tôi trả lời tin nhắn muộn sẽ bị sếp trách móc. Tôi lại nhớ ra còn mấy việc chưa hoàn thành nữa. Vậy là tôi lại bấm cái điện thoại liên tục, mặc con trai buồn bã trách yêu: "Mẹ lại thương điện thoại hơn con rồi".

Những ngày sau đó, tôi nhận ra, con đi học về không vui vẻ cười đùa với tôi nữa mà đi thẳng vào trong phòng, lấy quần áo đi tắm xong bật tivi, mở tủ lạnh lấy bánh ăn. Con tự lập thế, tuy căn nhà hơi im lặng nhưng tôi cảm thấy thoải mái, không bị làm phiền, không bị con bắt phải chơi cùng, tha hồ lướt Facebook. Đến bữa ăn, không còn cảnh con phụ mẹ nấu nướng, đồ ăn đã có quán giao tận nhà.

dien-thoai-thong-minh-khien-cha-me-va-con-cai-tro-nen-xa-cach-2

Một ngày, tôi bất chợt thèm nghe tiếng con nói, tay cầm điện thoại, tôi hỏi: "Sao mấy hôm nay con chim sơn ca của mẹ không hót nữa nhỉ?".

Con tôi trả lời khiến tôi hốt hoảng: "Con chim sơn ca đó bị mẹ bỏ rơi rồi nên nó không hót nữa đâu".

Tôi vội rời điện thoại, tiến đến ôm con vào lòng, thủ thỉ: "Mẹ bận việc để kiếm tiền mua đồ cho con mà".

Lúc này, cu cậu khóc lu loa lên sau bao ngày dồn nén thì phải: "Con đã nói con không cần ăn, không cần mặc, không cần đi học... con chỉ cần mẹ thôi. Con và điện thoại ai quan trọng hơn với mẹ?".

Lời nói của con trai khiến tôi xúc đội khóc theo. Kể từ hôm đó, tôi đặt mục tiêu cho bản thân, phải cai điện thoại ít nhất sáu mươi phút mỗi ngày để cùng con trải nghiệm quãng đời thơi ấu. Tôi lo lắng, nếu để con tự mình trải qua những cảm xúc tuổi thơ mà không có mẹ đi cùng, sau này tôi sẽ phải hối hận nhiều điều.

Ôm con thật chặt, lau nước mắt cho con, tôi tự hứa sẽ bỏ hẳn điện thoại một tiếng sau khi con đi học về, để có thể dành thời gian lắng nghe con kể về những điều đã xảy ra ở trường lớp, nghe con hát líu lo và hai mẹ con cùng nhau nấu ăn. Con trai thấy vậy vui mừng đến nỗi nhảy bật lên, không quên dặn tôi đừng nuốt lời.

Với sự phát triển của công nghệ, chiếc điện thoại thông minh trở thành vật bất ly thân của nhiều bậc cha mẹ. Đây được coi là công cụ kiếm tiền hữu ích của nhiều người. Thế nhưng, là cha mẹ, chúng ta hãy nên cân đối thời gian, sắp xếp để có thể chơi cùng con nhiều hơn. Khi các bậc cha mẹ không cố tình làm tổn thương con hoặc không nhận ra tác hại trong những việc họ đang làm, thì sự xa cách vô hình của cha mẹ sẽ để lại vết sẹo tinh thần, làm tổn thương trẻ trong suốt quãng thời gian sau đó. Chúng ta hãy thay đổi chính mình trước khi muốn thay đổi con cái.

Xem thêm: 3 nguyên tắc vàng dạy con tài giỏi thành bậc kỳ tài của Tào Tháo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận