LLVH: "Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi”

Đề bài: Nguyễn Đình Thi cho rằng “tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi”. Trích “nhà văn nói về tác phẩm”. Nhà xuất bản Văn học năm 1998. Anh, chị hiểu điều đó như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

LLVH: "Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi”

Đề bài: Nguyễn Đình Thi cho rằng “tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, những việc mà ai cũng biết cả rồi”. Trích “nhà văn nói về tác phẩm”. Nhà xuất bản Văn học năm 1998. Anh, chị hiểu điều đó như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

“Cái quan trọng trọng tài năng văn học là lối nói riêng của Nhà văn, là giọng riêng của nhà văn mà ta không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ người nào khác”, (Tuốc ghê nhep). Đúng như vậy! Nghệ thuật chính là lĩnh vực của cái độc đáo tức là phong cách một cái gì đó rất mới, rất riêng biệt mà ta bắt gặp khi đọc xong một tác phẩm. Và cũng chính sự mới mẻ, khác lạ đó đã làm nên sức sống lâu bền của một tác phẩm văn chương thực thụ. Trăn trở về việc tạo dựng lối đi riêng cho mình, Nguyễn Đình Thi cho rằng “tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều những việc mà ai cũng biết cả rồi. Nguyễn Đình Thi đã thực sự sáng suốt khi nghiền ngẫm ra điều này trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật của ông và truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao chính là một lời giải thích thỏa đáng khơi thông khúc mắc trong lòng nghệ sĩ về nhận định này.

“Cách nhìn nhận” là con mắt suy xét nhìn người, nhìn đời của Nhà văn. Hay nói cách khác đây chính là những phát hiện mới mẻ, độc đáo của nhà văn về con người, về cuộc đời mà cách nhìn đó khác xa hoàn toàn với những nhà văn cùng thời. Tình cảm là những rung động, thương yêu xuất phát từ sâu thẳm trái tim, nhưng ở đây lại là tình cảm mới có nghĩa là khác xa với những tình cảm yêu, ghét, giận, hờn bình thường những sự cảm thông mà các nhà văn khác đã phát hiện, cảm thông, chia sẻ hết rồi. “tình cảm mới” ấy là sự yêu thương, chia sẻ, cảm thông nhưng nỗi đau bất hạnh mà chưa ai dám chạm tới, nay mới được giang rộng vòng tay đón nhận. và một tác phẩm lớn rất cần đến hai yếu tố này, từ đây ta thấy Nguyễn Đình Thi đưa ra một nhận xét vô cùng sâu sắc và đúng đắn. Một tác phẩm thật sự có giá trị phải là một tác phẩm được tạo dựng nên những khám phá mới mẻ về cuộc sống và con người, để tự nó rung lên những thương cảm cho nỗi khổ tột cùng mà khó thấy của họ cho dù đề tài đó đã được khai thác rất nhiều lần. Đó không phải là một tác phẩm hời hợt viết về những điều mà ai cũng biết và thấy cả rồi. Bởi lẽ “Nghệ thuật là sáng tạo, nghệ thuật không bao giờ lặp lại” (Tố Hữu) một tác phẩm chỉ đi theo lối mòn đã dẫn sẵn thì cũng sẽ chết dần chết mòn theo thời gian mà thôi, nghệ thuật không đơn thuần là sự sao chép y nguyên thực tại, mà nó đòi hỏi một cái gì đó cao hơn, phải độc đáo, mới mẻ riêng biệt và khác nó, điều đó đòi hỏi nhà văn phải có phong cách như sê-khốp đã nói “nếu tác giả không có lối nói riêng, thì đó không phải là nhà văn, nếu nhà văn không có giọng nói riêng thì anh khó trở thành nhà văn thực thụ, văn chương không đơn giản như ta tưởng, không phải cũng có thể thưởng được. Bởi lẽ “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”, tựa chung là Nguyễn Đình Thi đã đề cao tính sáng tạo trong văn chương và đây cũng là một quan điểm nghệ thuật gắn bó suốt đời cầm bút của nhà văn Nam Cao và truyện ngắn “Chí Phèo” là một ví dụ điển hình, minh chứng cho quan điểm mới mẻ đó.

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, trong suốt cuộc đời lao động nghệ thuật nhà văn luôn trăn trở, sửa soạn cho cái tôi nghệ thuật của mình tiến một bước cao hơn và ngày càng hoàn chỉnh. Nam Cao không chỉ đề cao tính sáng tạo trong nghệ thuật, mà ông còn quan niệm nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Không những thế nam cao còn coi trọng tấm lòng nhân đạo, bác ái, vị tha và lương tâm nghề nghiệp trong mỗi tác phẩm của mình, với một quan điểm nghệ thuật tiến bộ như thế những tác phẩm của Nam Cao đã lấy đi không ít nước mắt và sự day dứt, suy nghĩ của bạn đọc. Một trong những tác phẩm đánh giấu dấu tên tuổi và gây được tiếng vang trong xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945 là truyện ngắn “Chí Phèo” tác phẩm được sáng tác năm 1942 trong in trong tập “luống cày”, lần đầu có tên là “cái lò gạch” chuyện không chỉ hấp dẫn bởi bạn đọc bởi cốt truyện độc đáo, với những tình tiết gây cấn, bất ngờ bởi một Chí Phèo vừa đáng sợ vừa đáng thương mà còn bởi tài năng sáng tạo của Nam cao một sự mới mẻ độc đáo cả về nội dung, lẫn hình thức nghệ thuật.

Đề tài người nông dân là một đề tài tốn không ít giấy mực của nhiều nhà văn đương thời, ấy vậy mà Nam Cao vẫn dấn thân vào lối mòn đó nhưng cái đặc biệt là ông đã cày xới lên để tìm ra cái mới. Trước Nam Cao đã có biết bao tác phẩm viết về đề tài người nông dân đó là tiểu thuyết “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố viết về chị Dậu với cái khổ của sưu cao, thuế nặng, đó còn là bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan về một anh Pha bị đẩy đến chân vực thẳm không còn đường lùi, nay đến Nam Cao ta lại bắt gặp một Chí Phèo mà cái khổ này khác hẳn với những cái khổ trước đó. Chị Dậu khổ vì phải bán con, bán chó, phải đi ở thuê nhưng chị vẫn còn được là một con người, ta không cầm được nước mắt khi đọc những trang văn của Ngô Tất Tố. Nhưng càng đau xót hơn khi bắt gặp hình ảnh Chí Phèo ngất ngưởng trong cơn say hiện lên qua cái nhìn của Nam Cao nhà văn đã phát hiện ra cái khổ nhất trong những cái khổ, còn gì khổ hơn nỗi đau này khi mà Chí Phèo sống trong cái xã hội loài người nhưng không được làm người, đó chính là bi kịch lớn nhất, bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

Cuộc đời Chí Phèo thật bất hạnh từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành cuộc đời Chí Phèo chỉ là một con số không tròn trĩnh, không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không lấy một tấc đất cắm dùi. Hắn được một anh thả ông lươn nhặt về khi bị bỏ rơi trong một cái váy rách đụp ở một cái lò gạch cũ. Chí Phèo lớn lên trong vòng tay nuôi lớn của người dân làng Vũ Đại, đến năm 20 tuổi thì đi làm canh điện cho nhà Bá Kiến, cái tuổi 20 người ta không hoàn toàn là đá cũng không hoàn toàn là người, đây có lẽ là quãng thời gian đẹp đẽ nhất chuỗi tháng năm đau khổ. Chí Phèo biết ghét, biết khinh những cái gì gọi là dâm dục tầm thường khi mà bà ba gọi hắn vào bóp chân cho bà. Chí Phèo cũng ước mơ như bao con người bình thường khác, có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải kha khá thì mua dăm ba sào ruộng làm vốn liếng, nhưng đời không như mơ chỉ vì một cơn ghen vô lý Bá Kiến tên gian hùm khép tiếng đã đẩy Chí Phèo vào tù tội, và cuộc đời Chí Phèo cũng ngoặt bước từ đây, hắn không còn là người dân lương thiện nữa.

Bẩy, tám năm sau khi ra tù, bộ mặt hắn giờ đây không còn mang nuốt người nữa, cái đầu thì trọc lóc, cái răng cao trắng hơn, cái mặt đen mà rất cơn cơn. Trông ghét lắm, trông gớm chết. Hắn mặc cái quần váy đen với cái áo vàng tây, ngực đầy những nét chạm trổ với hình một ông tướng cầm trùy trông gớm chết. Đây chính xác là một bộ mặt của một con vật mà như Nam Cao nhận xét “bộ mặt của một con quỷ”. Ta đau đớn thay khi một anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành nay còn đâu, mà vẳng bên tai chỉ còn lại những tiếng chửi tục tĩu. Hắn chửi tất cả làng vũ đại, chửi ai không chửi nhau với hắn, rồi cuối cùng chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nỗi như thế này trời? cũng là một nhu cầu giao tiếp nhưng tiếc thay đáp lại lời hắn chỉ là những tiếng chó sủa. Nếu có ai đáp lại hắn thì chí còn là người. Nhưng không có một ai, qua tiếng chửi ta nhận thấy thái độ thái độ phẫn uất của Chí Phèo khi phần nào nhận thức được thân phận của mình, hắn đã bị đánh tụt từ hàng người xuống hàng vật. Bị loại ra xã hội loài người càng đau thương hơn nữa khi Chí Phèo bị bá Kiến mua chuộc làm tay sai là từ đây Chí Phèo trượt dài trên con đường lưu manh hóa, hắn sống bằng máu và nước mắt của biết bao người dân vô tội. bi kịch bi cự tuyệt quyền làm người dẫn đến con đường lưu manh hóa của Chí Phèo tưởng chừng như kéo mãi đến lúc cuối đời, nhưng Nam Cao đã không như thế.

Tưởng chừng như Chí Phèo sẽ sống mãi trong trạng thái say triền miên, ăn, ngủ, hại người trong lúc say. nhưng Nam Cao đã xây dựng một điểm dừng cho nhân vật của mình thẳm sâu trong tâm hồn của con quỷ dữ của Làng Vũ Đại phần người vẫn tiềm tày chỉ đợi phát hiện và khai sáng. Và Nam Cao đã tinh tế nhận ra điểm tốt đẹp đó trong tâm hồn của một con người tưởng như không thể ngóc đầu dậy được nữa, đây cũng chính là một tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn Nam Cao mở ra cho Chí Phèo một cánh cửa thiên lương bằng cách đưa Thị Nở bước vào cuộc đời Chí Phèo rất mộc mạc, tự nhiên.

 Trong một cơn say Chí Phèo đã ăn nằm với Thị Nở, nửa đêm hắn nôn mửa nên đã được Thị Nở dìu vào trong lều. Sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh dậy lần đầu tiên hắn tỉnh rượu, lòng mơ hồ buồn như tỉnh lại sau một cơn say dài và cũng là lần đầu tiên Chí Phèo nhận thức được cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. hắn nghe được ngoài kia tiếng chim hót ríu rít, tiếng Anh thuyền chài gõ mái, tiếng mấy người đàn bà đi chợ về, những âm thanh ấy hôm nào chả có. Nhưng sao giờ đây Chí Phèo mới nhận thấy vì có khi nào hắn tỉnh để mà cảm nhận âm thanh ấy giống như tiếng sáo của đêm tình mùa xuân trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nhà văn Tô Hoài. Tiếng sáo deo rắt, đánh thức, lay động con người đã khô héo trong Mị giờ đây những âm thanh sao động này lại gợi cho Chí Phèo nhớ về một cái gì đó rất xa xôi. Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình đầm ấm để rồi phải hối tiếc khi giờ đây nhận ra mình đã đến cái dốc bên kia tuổi già, đói rét, bệnh tật, ốm đau hắn không sợ. Nhưng sợ nhất là cô độc, nhưng hắn nghĩ Thị Nở sẽ xoa lấp nỗi cô đơn ấy khi Thị Nở mang bát cháo hành tới.

Lần đầu tiên được một người đàn bà cho hắn xúc động mắt ươn ướt khi ăn bát cháo hành. Thị Nở là cầu nối đưa Chí Phèo trở về với thế giới lương thiện, nhưng cánh cửa lương thiện vừa mở ra đã đóng sập lại khi Thị Nở chửi tất cả những lời bà cô vào mặt hắn. Chí Phèo từ ngạc nhiên đến thất vọng nhưng chưa tuyệt vọng, hắn Chí Phèo chạy theo nắm lấy tay Thị Nở. Nhưng đáp lại là một cái dúi mạnh, lúc này Chí Phèo mới đau khổ, tuyệt vọng tột cùng, hắn mơ hồ nhận ra là đã làm cuộc đời mình rơi vào vực thẳm là Bá Kiến. Chí Phèo xách dao kết liễu đời Bá Kiến và cũng tự sát khi miệng vẫn nhan nhản “ai cho tao lương thiện”. Cái chết của bá Kiến như một lý tất yếu mà Nam Cao vạch ra “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, tức nước thì vỡ bờ”.

 Không chỉ mới mẻ về nội dung, mà còn mới mẻ về hình thức nghệ thuật. Nam Cao đã thành công khi xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách tỉ mỉ, tinh tế. Cách vào truyện độc đáo không theo kết cấu thời gian, mà đi theo mạch kể chuyện tự nhiên, kết hợp với đó là ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ tác giả kết hợp với ngôn ngữ nhân vật. Tất cả đã làm nên một kiệt tác của nền văn học hiện thực Việt Nam.

Xem thêm: LLVH: Tinh thần nhân đạo trong văn học