Lý giải thắc mắc đi giày cao gót đau chân nhưng phụ nữ vẫn thích đi theo thuyết kinh tế "bàn tay vô hình"

Giày cao gót là thứ phụ kiện giúp chị em "hack dáng" nhưng nó chẳng hề dễ đi, thậm chí còn khiến bàn chân phải chịu đau đớn. Nhưng dù vậy, phụ nữ vẫn thích đi, vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
16:00 27/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo các nhà nhân loại học, giày dép là một phát minh vĩ đại, được khởi nguồn từ khoảng năm 40.000 đến 26.000 trước công nguyên. Giày dép ra đời giúp chân tránh bị lạnh hoặc tổn thương.

Theo ghi chép cổ nhất, giày cao gót ra đời vào cuối thế kỷ 16. Có 2 bức tranh được vẽ vào năm 1591 và 1593, mô tả các kị sĩ Ba Tư đi giày cao gót. Hai bức tranh này đang được trưng bày ở Bảo tàng Victoria và Albert (London). Các nhà sử học cho rằng, giày cao gót ra đời giúp việc cưỡi ngựa dễ dàng hơn. Giày này không phải để đi bộ mà để vừa với yên ngựa, nó giúp các kỵ sĩ đứng thẳng, vững vàng trên yên và dùng cung hiệu quả hơn.

ly-giai-ly-do-phu-nu-thich-di-giay-cao-got-theo-thuyet-ban-tay-vo-hinh
Giày chopines là một phát minh vĩ đại thời trung cổ

Giày chopines được coi là một trong những loại giày cao gót cổ nhất dành cho phái nữ, nó phổ biến vào thế kỷ 16. Nhưng loại giày này khá nguy hiểm vì nó nặng và có một số đôi cao đến 70cm làm cho các quý cô khó di chuyển.

Song sự phát triển khoa học kỹ thuật và thẩm mỹ, giày cao gót dành cho nữ giới ngày càng tinh tế hơn với nhiều kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, những đôi giày cao gót luôn mang đến cảm giác không thoải mái, gây khó khăn trong quá trình đi lại. Thậm chí đeo giày cao gót lâu còn có thể làm tổn thương lòng bàn chân, đau đầu gối và lưng. Dẫu vậy, phụ nữ vẫn thích đi giày cao gót, tại sao vậy? Câu trả lời khá đơn giản: Phụ nữ mang giày cao gót dường như được chú ý nhiều hơn. Nó giúp tôn dáng và giúp các bộ trang phục trở nên lộng lẫy hơn và thu hút hơn.

Để hiểu rõ hơn, có lẽ chúng ta nên nhớ lại lý thuyết "bàn tay vô hình" trong kinh tế của Adam Smith. Theo đó, "bàn tay vô hình" của việc cạnh tranh sẽ hướng các nguồn tài nguyên vào việc sử dụng hữu hiệu nhất và các cá nhân theo đuổi lợi ích sẽ định vị các nguồn tài nguyên đó về mặt xã hội. 

ly-giai-ly-do-phu-nu-thich-di-giay-cao-got-theo-thuyet-ban-tay-vo-hinh-3
Adam Smith

Chính động lực cơ hóa tối đa lợi ích cá nhân (trong kinh doanh là lợi nhuận) kết hợp với quyền sở hữu khuyến khích của cá nhân sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả. Nói cách khác, nền kinh tế tư nhân mang lại hiệu quả về mặt xã hội.

Khi các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng thì tất cả sẽ được hưởng lợi tối đa. Ví dụ, một nhà sản xuất có cải tiến công nghệ giúp tiết kiệm chi phí, hạ giá bán và thu lợi thì các đối thủ sẽ làm theo và người được lợi sau cùng chính là khách hàng.

Điều này lý giải vì sao khi một người phụ nữ đi giày cao gót thu hút được sự chú ý của đàn ông sẽ kích thích những chị em khác học tập đi loại giày này, dù chúng chả dễ chịu tý nào và tất nhiên người hưởng lợi sau cùng là… cánh mày râu. 

Tuy nhiên, nếu mọi phụ nữ đều đi giày cao gót thì những lợi thế không còn nữa. Nhưng kể cả như vậy thì phụ nữ vẫn sẽ không bỏ giày cao gót.

ly-giai-ly-do-phu-nu-thich-di-giay-cao-got-theo-thuyet-ban-tay-vo-hinh-0
Thuyết bàn tay vô hình qua câu chuyện "nghiện" giày cao gót của phụ nữ

Chiều cao là một ưu thế có tính tỷ lệ. Nếu bạn cao hơn người khác vài cm thì sẽ được chú ý nhiều hơn. Và nếu tất cả cùng đi giày cao gót thì tỉ lệ chênh lệch chiều cao vẫn giữ nguyên. 

Vậy nên, nếu bạn đi giày cao gót mà chẳng cao hơn mọi người là mấy thì theo lý thuyết, bạn nên đi giày bệt sẽ thoải mái hơn và không làm tổn thương bàn chân. Thế nhưng, dù đi giày cao gót có thể khiến bạn không thực sự nổi trội nhưng cũng khiến bạn không quá thấp so với người khác. Vậy nên kể cả khi phụ nữ đồng loạt mang giày cao gót sẽ chẳng ai trong số họ chuyển qua giày bệt.

Quay trở lại luật "bàn tay vô hình", thuyết của A.Smith chống lại tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Có nghĩa là yêu cầu có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, qua đó đòi hỏi việc tự do kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường.

Song Đặc biệt là cuộc Đại khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và Tây Âu những năm 1929 - 1933 đã cho thấy cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do nhiều khi đã phản tác dụng, dẫn tới đầu cơ, bong bóng tài chính và khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ.

ly-giai-ly-do-phu-nu-thich-di-giay-cao-got-theo-thuyet-ban-tay-vo-hinh-5

Nhưng sau này kinh tế các nước ngày càng trở nên phức tạp, thuyết "bàn tay vô hình" đã bộc lộ những điểm lạc hậu và bất hợp lý. Đặc biệt là cuộc Đại khủng hoảng kinh tế tại Mỹ và Tây Âu những năm 1929 - 1933 đã cho thấy cơ chế tự điều chỉnh của thị trường tự do nhiều khi đã phản tác dụng, dẫn tới đầu cơ, bong bóng tài chính và khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ.

Hiện tại vẫn có người dùng thuyết "bàn tay vô hình" với sự can thiệp của nhà nước thông luật pháp, thuế và các chính sách để điều chỉnh nền kinh tế xã hội kết hợp với cơ chế tự cân bằng trong thuyết "bàn tay vô hình" nhằm thúc đẩy sự phát triển.

Lạm phát leo thang ở đất nước nhiều hoa hậu nhất thế giới: Tiền biến thành giấy gấp đồ thủ công, 15 triệu bolivar chỉ mua được 1 con gà

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận