Chẳng sống ở đâu bằng ở Việt Nam - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chẳng sống ở đâu bằng ở Việt Nam. Ai đã đi thì đã hiểu còn ai chưa đi mà có ý định đi thì nên suy nghĩ lại.

Chẳng sống ở đâu bằng ở Việt Nam - Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chẳng sống ở đâu bằng ở Việt Nam. Ai đã đi thì đã hiểu còn ai chưa đi mà có ý định đi thì nên suy nghĩ lại.

Bạn tôi, có thể được coi là thành đạt ở Việt Nam khi giữ chức vụ trưởng phòng kinh doanh một tập đoàn, chồng có công ty nhỏ nhưng cũng đủ lo cho gia đình cuộc sống thoải mái về kinh tế, có của ăn của để. Gia đình họ là hình mẫu lý tưởng cho nhóm bạn bè chúng tôi cả về kinh tế lẫn sự ấm êm hạnh phúc.

Đùng cái nghe tin họ ly dị, rồi cô bạn tôi nhanh chóng kết hôn với một ngoại kiều Úc và theo chồng sang đó định cư. Chồng cô ấy không lâu sau đó cũng xuất ngoại theo diện kết hôn và đích đến là nước Úc.

Hơn 2 năm sau hai đứa con cũng lần lượt được cha mẹ đón qua đoàn tụ. Trước khi đưa hai con qua, cô ấy mời bạn bè hàn huyên tâm sự, lúc đó chúng tôi mới biết được, họ đã ly hôn và làm kết hôn giả để cả nhà được đi qua Úc. Tôi hỏi bạn, có hài lòng với quyết định của mình không, cô ấy lắc đầu, mắt ngấn nước nói nhỏ: "Thôi coi như hi sinh vì con mày ạ".

Câu chuyện của cô ấy cũng đã gần chục năm nhưng nó vẫn khiến tôi không thôi đặt dấu hỏi, liệu quyết định của họ đúng hay sai? Cho đến khi chính tôi bước chân vào làm người trong cuộc, sống đời tha hương.

Tôi lấy chồng Pháp, sinh sống cùng chồng ở Việt Nam nhiều năm trước khi quyết định qua Pháp sống và hiện tại đã ở Pháp được 4 năm. Thời gian không quá dài nhưng đủ để tôi vỡ ra nhiều điều. Nước Pháp hay bất cứ nước phương Tây nào không phải thiên đường như bạn nghĩ.

Ở đó có đủ chua cay, đủ thử thách và không dành cho những ai mong manh yếu đuối. Cũng phải nói rõ, tôi chỉ đưa ra những nhận định của mình từ cuộc sống thực tế ở Pháp chứ không dám lạm bàn đến cuộc sống ở các nơi khác, nhưng tôi tin sẽ có những tương đồng nhất định.

Khi mới qua Pháp, ngay sau khi làm các thủ tục giấy tờ cho việc tạm trú thì những người di dân như tôi (dù là di dân theo dạng nào cũng vậy) lập tức được chính quyền (thông qua văn phòng quản lý các vấn đề về người nước ngoài) cho đi khám sức khỏe, cho đi học phổ cập kiến thức căn bản về văn hoá, xã hội, luật pháp của nước sở tại và sau đó tùy vào trình độ tiếng Pháp đến dâu mà được sắp xếp cho đi học tiếng, trung bình khoảng 2 khóa học kéo dài từ 150 đến 300 giờ.

Khi hoàn tất các thủ tục giấy tờ định cư mỗi người sẽ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế, thẻ này mỗi khi đi khám bệnh, mua thuốc theo toa chỉ cần đưa ra để quẹt máy và có giá trị thanh toán như thể ngân hàng nhưng chỉ dành riêng cho lĩnh vực y tế và tỷ lệ thanh toán của thể trên tổng chi phí khám chữa bệnh là từ 60 - 70% tùy mức độ thuốc điều trị. 

Đối với trẻ con, chỉ cần được chấp nhận cho tạm trú thì quốc tịch là gì cũng được nhập học miễn phí cho đến hết bậc trung học cơ sở. Hai khoảng y tế và giáo dục không phải lo lắng đã đủ khiến tôi choáng ngợp và tự nhủ, mình đã không sai khi theo chồng qua đây, thiên đường là đây chứ đâu. 

Khi cái lâng lâng sung sướng của những thứ miễn phí hoặc cận miễn phí qua đi thì thực tế cuộc sống bắt đầu cho tôi những bài học. Trước hết là ngôn ngữ. Dù thông thạo tiếng Anh nhưng việc học tiếng Pháp cũng không đơn giản như tôi tưởng.

Hơn 40 tuổi, cái đầu tôi bây giờ quá nhiều chi phối chẳng thể tập trung cho việc học được. Dù tập trung ngày 7 tiếng, tuần 4 ngày rưỡi đấy nhưng kết thúc khóa học thì trình độ tiếng Pháp của tôi vẫn chỉ ở mức nghe và hiểu những câu giao tiếp đơn giản hoặc nói chuyện mặt đối mặt một cách chậm rãi (bì tôi còn có thể nhìn khẩu hình mà đoán), con bằng thẩy một nhóm người giỏi lắm tôi cũng chỉ mơ hồ họ đang nói về vấn đề tài gì thôi chứ không thể bắt chuyện.

Khi ngôn ngữ chưa thông thạo cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm trở nên thu hẹp. Tôi cần làm việc. Trước hết bởi nhu cầu của chính tôi là phải hoạt động, phải giao tiếp chứ không thể nhốt mình trong  4 bức tường chờ chồng mỗi ngày. 

Thêm nữa, chồng tôi dù có công việc ổn định, đảm bảo cuộc sống cho gia đình như chỉ ở mức vừa đủ, muốn có chút dư dả nhất định tôi phải góp phần vào. Nhưng ở Pháp phụ nữ trên 40 tuổi có con nhỏ như tôi thì đến người bản địa còn khó kiếm việc huống hồ kẻ chân ướt chân ráo mới qua, chưa rành tiếng, bằng cấp của mình ở Việt Nam chẳng có tác dụng vì không được chấp nhận nên việc xin một công việc văn phòng là giấc mơ xa xỉ.

Kiếm tiền bây giờ chỉ còn những việc lao động chân tay như làm nail, phụ lau dọn nhà hàng (lau dọn thôi nha, phục vụ thì không đạt chuẩn ngôn ngữ, phụ bếp thì không phải ai cũng có khả năng). Mà làm nail cửa cũng hẹp cho phụ nữ trên tuổi 40 vì mắt đã bắt đầu kém, sự tỉ mỉ không có, trừ khi đó cũng là nghề từng làm ở Việt Nam chứ bảo qua đây rồi học thì mướt mồ hôi.

Còn làm trong nhà hàng thì xác định luôn con cái sẽ thiệt thòi bởi nhà hàng làm việc vào giờ nghỉ trưa của các gia đình, sớm thì cũng phải 11h đêm mới được nghỉ. Chưa kể công việc chắc chắn rất vất vả cực nhọc. Tính tới tính lui cuối cùng tôi quyết định mở một nhà hàng nhỏ để kinh doanh.

Việc kinh doanh ban đầu có vẻ cực kỳ thuận lợi từ thủ tục đến khâu chuẩn bị. Nơi tôi ở chưa có nhà hàng Việt nên ngay lập tức địa chỉ của tôi trở nên hút khách. Dù đã chọn loại kinh doanh là khách mua mang đi chứ không phục vụ tại chỗ nhưng lúc cao điểm cũng phải 9h đêm mới rời khỏi bếp.

Nhìn tiền thu về thì ham đấy nhưng không ngăn nổi cơn mệt rã rời trong người. Việc nhiều đến độ tôi nghĩ đến chuyện thuê thêm người phụ giúp, nhưng tính đi tính lại thì không khả thi, bởi tại Pháp để thuê một người lao động bị ràng buộc rất chặt chẽ về hợp đồng chưa kể đủ loại thuế và bảo hiểm người chủ phải trả cho người lao động, tính ra nếu làm nhỏ mà thuê người thì coi như hết lãi.

Thôi cũng đành chịu cực vậy, kiếm đồng lời đâu dễ. Sau năm đầu kinh doanh cũng thấy có lãi, so ra hơn đi làm thuê nên tôi cũng phần nào yên tâm. Sang năm thứ hai, kinh doanh ngày càng khá khẩm, chắc mẩm năm nay sẽ dành dụm được nhiều, nhưng cú sốc thuế đã hạ nock out tôi trong tích tắc.

Hóa đơn thuế, bảo hiểm cuối năm gửi về với số tiền cao chóng mặt, gấp nhiều lần năm trước khiến tôi choáng váng, hỏi mới biết,năm đầu được ưu đãi thuế nên nở mới dễ thở thế, chứ từ năm 2 trở đi thuế chỉ có tăng không có giảm.

Tính đi tính lại là huề vốn, coi như cả năm làm không công vì không tự trả lương, đây là còn không phải trả tiền thuê nhà chứ nếu thuê mặt bằng thì cầm chắc lỗ. Hỏi mấy người bạn kinh doanh bên này ai cũng bảo làm đủ ăn, đủ đóng thuế, đủ đóng bảo hiểm là may rồi, lấy đâu ra lãi. Pháp chẳng hổ danh là đất nước nhiều loại thuế nhất thế giới: đánh thuế con gà vì nó đẻ trứng.

Quay lại câu chuyện của bạn tôi, từ khi có mạng xã hội thì chúng tôi cập nhật thông tin về nhau dễ dàng hơn và bạn cũng mở lòng kể cho tôi nghe vì sao chọn con đường cả nhà sang Úc. 

Hồi đấy để được đi cả gia đình như thế, bạn tôi đã phải chi ra số tiền không hề nhỏ, xấp xỉ trăm ngàn đô chưa kể tiền vé máy bay qua lại mấy lần cho hai người được thuê kết hôn cùng. Bán tháo hết tài sản qua Úc chỉ đủ mua cái nhà, cái xe và rồi sau đó hai vợ chồng cày kéo nuôi con.

Cũng như tôi, bạn rất khó khăn để có thể xin được việc làm như ý vì bằng cấp không phù hợp mà học lại để kiếm việc tốt hơn thì ai nuôi con nên đành chấp nhận làm chân lau dọn trong một nhà hàng ăn nhanh, chồng bạn thì xin việc làm trong gara sửa xe, cuối tuần còn xin đi làm vườn cắt cỏ mới có chút tiền để dành.

Vất vả quá nên vợ chồng cũng chẳng thể vui vẻ hạnh phúc được. Cái lý lẽ vì tương lai của con sao nghe đắng chát. Không thể phủ nhận những cái tốt của các nước phương Tây nhưng chắc chắn không phải thiên đường. Nếu bạn chỉ là một người lao động làm công ăn lương ở Việt Nam thì việc qua nước ngoài cắm đầu cày kiếm tiền đúng là có lý tưởng hơn thật.

Lý tưởng nhất để có thể sống bình yên đến già ở một nước phương Tây là bạn phải sang đây từ nhỏ, ít nhất từ bậc đại học, thì mới có thể hòa nhập, học tập và kiếm được việc làm như ý. Sau tuổi 30 mới qua nước ngoài vẫn còn cơ hội nếu bạn giỏi ngoại ngữ và đã có bằng cấp chuyên môn, qua đây chỉ phải học lại 1 - 2 năm có thể đi làm, cày cật lực mấy chục năm may ra về già lãnh lương hưu mới đủ sống.

Ngoài 40 qua nước ngoài thì xác định luôn, hoặc là chồng bạn phải có thu nhập thật cao để bạn khỏi áy náy khi ngồi nhà. Hai là phải chấp nhận những công việc lao động chân tay không như ý.

Mà có siêng năng đến đâu thì tuổi này cũng xác định về già tiền lương hưu chẳn đáng là bao vì thời gian làm việc của bạn không đủ để lãnh mức lương hưu tối đa. Đấy là chưa kể việc thiếu thốn tình cảm gia đình, thiếu các mối quan hệ bạn bè, thiếu giao lưu xã hội cũng như sẽ khiến bạn chồng chất nỗi buồn. Đôi khi phải đối mặt với sự kỳ thị đếп từ nhữпg người xung quanh còп khiến bạn tổn thương gấp bội.

Xem thêm: Bố chồng, người đồng hành đắt giá - Câu chuyện nhân văn sâu sắc