Bí kíp vận dụng thơ vào bài nghị luận xã hội 

Xin giới thiệu đến các bạn tính "đa chức năng" của thơ để làm mới bài viết nghị luận xã hội. 

Bí kíp vận dụng thơ vào bài nghị luận xã hội 

Xin giới thiệu đến các bạn tính "đa chức năng" của thơ để làm mới bài viết nghị luận xã hội. 

Sở dĩ gọi “đa chức năng” là vì thơ có thể vận dụng vào mở bài, làm dẫn chứng và kết bài. Các bạn tham khảo và chia sẻ cho bạn bè cùng học nhé!

1. Áp dụng cho vấn đề nghị luận Tình yêu thương, sẻ chia, triết lý “cho và nhận” trong cuộc sống

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

(Trích Một khúc ca xuân – Tố Hữu)

“Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người, sống để yêu nhau”

(Trích Bài ca mùa xuân 1961 – Tố Hữu)

2. Áp dụng cho vấn đề nghị luận Ý chí, nghị lực, vượt qua khó khăn, thử thách

“Gạo đem vào giã bao đau đớn

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông

Sống ở trên đời ngư­ời cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”.

(Nghe tiếng giã gạo – Hồ Chí Minh)

“Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta”

(“Tự sự” – Lưu Quang Vũ)

3. Áp dụng cho vấn đề nghị luận Niềm tin vào bản thân, sống đúng với chính mình, với đam mê

“Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp lũy xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh.”

(Nguyễn Sĩ Đại)

“Thêm một hạt cát không lấp bằng bể cả

Thêm một loài hoa không lấp lối chân về

Nhưng

Thêm một chút đam mê

Ta thành kẻ khác”

(Vũ Duy Hưng)

4. Áp dụng cho vấn đề nghị luận Giá trị của thời gian, triết lý sống tận hiến

“Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ”

  Và:

“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.”

(Giục giã – Xuân Diệu)

“Có người sống mà đã chết

có người chết mà vẫn sống

làm người khó nhất là: Sống!”

(Người trên đá – Lò Ngân Sủn)

(Theo Thích Văn Học)

Xem thêm: Nghị luận xã hội: Trọn vẹn Việt Nam